Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm dần, hoặc do mạch máu trong não bị vỡ gây xuất huyết ồ ạt trong não. Nếu không được xử trí kịp thời trong vòng vài phút, các tế bào não bị tổn thương sẽ bắt đầu chết dần, ảnh hưởng tới khả năng tư duy và vận động của cơ thể, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Có 3 loại đột quỵ thường gặp:
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đột quỵ xuất huyết
Đột quỵ nhẹ, hay còn gọi là Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)
Triệu chứng của đột quỵ là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ tùy thuộc vào vị trí và kích thước của vùng bị ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Trong trường hợp phát hiện một trong các dấu hiệu trên, có thể áp dụng quy tắc F.A.S.T để kiểm tra và xử trí kịp thời:
Face – Mặt: Yêu cầu người bệnh cười. Xem có bị xệ một bên mặt không.
Arm – Tay: Yêu cầu người bệnh giơ tay lên. Xem có bị thòng 1 tay hoặc không thể giơ 1 tay không.
Speech – Lời nói: Yêu cầu người bệnh nói một cụm từ đơn giản. Xem có bị nói lắp, giọng nói có lạ không.
Time – Thời gian: Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên.
Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ là tắc nghẽn động mạch (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: là dạng đột quỵ thường gặp nhất, xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn do các mảng lắng đọng cholesterol giống như sáp, được gọi là mảng xơ vữa, tích tụ bên trong thành động mạch. Tình trạng này làm cho động mạch bị thu hẹp, hoặc động mạch có thể vỡ ra và dẫn đến hình thành cục máu đông, làm tắc nghẽn lưu lượng máu đến não.
Đột quỵ xuất huyết: xảy ra khi các động mạch trong não vỡ ra do huyết áp cao và phình mạch não (tình trạng sưng giống như bóng trong thành động mạch), dẫn đến tình trạng chảy máu từ các động mạch ngay bên trong não.
Đột quỵ nhẹ – Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, TIA xảy ra khi một cục máu đông hoặc mảnh vỡ làm giảm hoặc chặn dòng máu đến một phần của hệ thần kinh. Người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng giống như đột quỵ, nhưng kéo dài không quá 24h. TIA không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Nguyên nhân là do lượng máu cấp cho một phần não của bệnh nhân chỉ bị giảm tạm thời trong vài phút.
Các thói quen và bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:
hút thuốc lá
huyết áp cao
cholesterol cao
đái tháo đường
nhịp tim không đều
tiền sử đau tim
Cách phòng ngừa đột quỵ
Nghiên cứu chỉ ra rằng 90% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa được. Do đó, nhận thức được các yếu tố nguy cơ nêu trên, chúng ta có thể phòng tránh đột quỵ bằng cách:
Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp): Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Huyết áp cao có thể kiểm soát bằng việc dùng thuốc điều trị và kết hợp với lối sống lành mạnh.
Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn: Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể làm giảm tình trạng tích tụ chất béo trong động mạch. Nếu không thể kiểm soát lượng cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn uống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm cholesterol.
Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ cho cả người hút chủ động và hít thụ động.
Kiểm soát đường huyết: Ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Nếu các thay đổi về lối sống không đủ để kiểm soát bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị.
Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hình thành các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Ăn nhiều trái cây và rau quả: Một chế độ ăn uống bao gồm năm phần trái cây hoặc rau quả hàng ngày trở lên có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng mức cholesterol tốt và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng. Dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải - chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp ít nhất từ 4-5 ngày/tuần.
Dùng đồ uống có cồn hoặc ở mức độ vừa phải: Uống nhiều đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Tuy nhiên, uống rượu điều độ, khoảng một hai ly mỗi ngày, có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và giảm xu hướng hình thành cục máu đông. Trao đổi thêm với bác sĩ về trường hợp cụ thể của quí vị.
Đột quỵ có thể làm thay đổi cuộc sống của người bệnh, tuy nhiên phục hồi chức năng có thể giúp bạn lấy lại các khả năng và kỹ năng trong quá trình hồi phục.
Hầu hết các cơn đột quỵ đều có thể phòng ngừa được. Bác sĩ Michael Lim, bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trao đổi về tầm quan trọng của phòng ngừa, và những gì bạn nên làm.