Dr Chua Yu Kim Dennis
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Bác sĩ Dennis Chua, chuyên gia Tai - Mũi Họng của Bệnh viện Mount Elizabeth, sẽ chia sẻ về tuyến giáp và các bệnh lý phổ biến liên quan.
Tuyến giáp là một tuyến có hình bướm nằm ở cổ, có chức năng tiết ra một loại hormone giúp cơ thể sử dụng năng lượng và hỗ trợ não bộ, tim, cơ bắp và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Các nốt tuyến giáp (u cục) có thế phát triển trong tuyến này, đây là một hiện tượng phổ biến. Ước tính 1 trong 20 bệnh nhân sẽ có một nốt giáp có thể sờ được. Nốt tuyến giáp phổ biến ở nữ hơn nam, tuy nhiên, nếu một nam giới mắc phải, xác suất bệnh nhân này phát triển ung thư tuyến giáp sẽ cao hơn.
Bệnh nhân thường hỏi bác sĩ liệu một nốt tuyến giáp hoặc khối u ác tính có được hình thành do hút thuốc, chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống. Câu trả lời đơn giản là không. Phần lớn u cục tuyến giáp phát triển một cách tự phát. Yếu tố di truyền có thể là một nhân tố ảnh hưởng, vì các nốt tuyến giáp được thừa nhận có tính chất di truyền trong gia đình. Tiếp xúc bức xạ, đặc biệt trong giai đoạn thơ ấu, cũng có thể tăng nguy cơ hình thành u cục và ung thư tuyến giáp - dù đây là một nguyên nhân không phổ biến.
Ngoài sự hiện diện của khối u ở vùng cổ, có xu hướng di chuyển theo hoạt động nuốt, đa phần không có thêm triệu chứng nào khác. Hầu hết bệnh nhân có nốt tuyến giáp sẽ có mức hormone tuyến giáp ở trạng thái bình thường và do đó không xuất hiện triệu chứng thừa (cường giáp) hoặc thiếu hụt (suy giáp) hormone tuyến giáp.
Các bệnh nhân ung thư tuyến giáp tiến triển nặng có thể biểu hiện triệu chứng bị chèn ép như khó thở, mất khả năng ăn (do đường ống nuốt bị đè lên), giọng nói khàn, và đau nhức.
Một nốt tuyến giáp chỉ đơn giản là phần khối u mọc lên từ tuyến giáp. Khối u này có thể ở dạng đặc hoặc chứa dịch bên trong (u nang). Một nốt tuyến giáp có kích thước to hơn 1 – 1.5 cm sẽ cần được chuẩn đoán kỹ. Quy trình này có thể bao gồm:
Các ca phẫu thuật tuyến giáp truyền thống được thực hiện bằng đường rạch ngang da khoảng 6cm ở mặt trước cổ. Sau đó tuyến được cắt bỏ, trong khi cẩn trọng bảo vệ dây thần kinh thanh quản tái phát (điều khiển hộp giọng) và tuyến cận giáp trạng (điều khiển mức calcium).
Vết thương thường lành rất tốt trong vòng 6 tháng nếu được chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật. Các phương pháp hỗ trợ khác bao gồm phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp xâm lấn tối thiểu hỗ trợ hình ảnh (Mivat - minimally invasive video assisted thyroid surgery), phẫu thuật tuyến giáp qua hỗ trợ robot và cả phẫu thuật xuyên miệng. Với một số bệnh nhân được chọn lọc, Mivat có thể là một lựa chọn khi mà tuyến giáp được cắt bỏ chỉ để lại một vết sẹo nhỏ tầm 2.5 cm trên cổ.
Đây là một phương án hỗ trợ cho các bệnh nhân có tiền sử xuất hiện vết sẹo phì đại hoặc sẹo lồi. Tuy nhiên, sự an toàn của bệnh nhân là tối quan trọng, triệt tiêu hoàn toàn một trường hợp có khả năng là ung thư tuyến giáp trong khi vẫn đảm bảo các phần xung quanh sạch khối u là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Không bao giờ đánh đổi việc loại bỏ triệt để các khối u ung thư tuyến giáp để đạt được mục tiêu thẩm mỹ bề ngoài.
Đây là một tình trạng tự miễn dịch - khi cơ thể tạo ra kháng thể nhằm kích thích tuyến giáp mở rộng và sản sinh mức hormone tuyến giáp quá cao, dẫn đến cường giáp. Triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, không đều (hồi hộp), sụt cân không lý do, cơ bắp yếu, run tay, khó ngủ, lo âu quá mức hoặc dễ bị kích động, và tiêu chảy.
Bệnh nhân mắc bệnh Graves' có thể xuất hiện tình trạng mắt lồi, song thị, và mắt khô - rất có thể cần được chuyên gia nhãn khoa kiểm tra.
Thuốc: Thuốc kháng giáp có thể được sử dụng nhằm giảm thiểu sản sinh hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể kéo dài 18 tháng và tỉ lệ tái phát cao, hơn 50%. Trong suốt quá trình điều trị, có thể gặp khó khăn trong việc hiệu chỉnh thuốc nhằm đạt được mức hormone tuyến giáp ở trạng thái bình thường.
I-ốt phóng xạ (Radioactive Iodine - RAI): Mục tiêu của phương pháp điều trị này nhằm đạt được trạng thái suy giáp trong vòng 3 tháng. Tiếp đó, sẽ cần sử dụng hormone tuyến giáp để thay thế. Nếu chức năng tuyến giáp vẫn không trở lại trạng thái bình thường trong vòng 6-12 tháng kể từ khi điều trị, liệu trình thứ hai với lượng thuốc tương đương hoặc cao hơn có thể được áp dụng. Có một khả năng nhỏ rằng RAI kích hoạt một "cơn bão tuyến giáp". Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong khi bệnh nhân bị trụy tim hoặc suy tim. RAI đồng thời không phải là một lựa chọn cho bệnh nhân đang mang thai, hoặc dự định mang thai trong vòng 6 tháng tới.
Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc một phần tuyến giáp (chừa lại phần nhỏ tuyến giáp để lượng hormone thay thế có thể thấp hơn) có thể được thực hiện. Phương pháp này mang lại giải pháp nhanh chóng cho bệnh lý có thể mất hàng tháng điều trị bằng thuốc, và là một lựa chọn thích hợp cho các bệnh nhân hiểu rõ về mặt lợi ích cũng như nguy cơ phẫu thuật.
Đây là tình trạng tự miễn dịch khi các kháng thể trong cơ thể tấn công tuyến giáp, dẫn đến suy giáp.
Triệu chứng bao gồm uể oải, yếu cơ, tăng cân, tóc thô, da khô, tóc mỏng, không chịu được lạnh, hay bị nhức mỏi cơ, táo bón, trầm cảm, giảm trí nhớ, kinh nguyệt không điều hòa, và giảm tính ham muốn.
Chuẩn đoán được xác lập thông qua xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm kháng thể kháng tuyến giáp. Quá trình theo dõi sức khỏe lâu dài là cần thiết.
Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong cơ thể chúng ta và thực hiện các chức năng thiết yếu. Các bệnh lý tuyến giáp có thể bao gồm ung thư tuyến giáp hoặc rối loạn chức năng - thể hiện qua mức độ hormone tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thường có tỉ lệ sống cao khi phát hiện sớm và các bệnh nhân có khả năng được chữa khỏi. Rối loạn chức năng tuyến giáp đòi hỏi việc kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có hại của cường giáp hoặc suy giáp.