Dr Chiam Toon Lim Paul
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nhiều thể loại công việc khác nhau tạo nên các loại căng thẳng khác nhau, và việc liệu căng thẳng gây hại hay không phụ thuộc vào từng cá nhân – một số người đương đầu tốt hơn rất nhiều so với những người khác. Một số cá nhân thậm chí phát triển mạnh khi căng thẳng thôi thúc họ làm việc chăm chỉ hơn và cải thiện hiệu suất hoạt động! Vậy thì căng thẳng trong công việc thực chất có tệ cho tim của bạn không?
Mặc dù các số liệu thống kê này trông có vẻ đáng báo động, chúng phải được xem xét trong bối cảnh của các yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần tạo nên bệnh tim. Trong một phân tích trên 13 nghiên cứu được tổng hợp lại với nhau, căng thẳng trong công việc đã được phát hiện là góp phần tạo nên 3.4% các ca đau tim. Trái lại, riêng hút thuốc đã chiếm đến 36% và không hoạt động thể chất chiếm đến 12% các ca đau tim! Vậy nên dù căng thẳng trong công việc thực sự có thể làm gia tăng bệnh tim, tổng gánh nặng của căng thẳng trong công việc lên bệnh tim là nhỏ.
Hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng các công việc trở nên căng thẳng trong các tình huống mà người lao động cảm nhận rằng họ có rất ít hoặc không hề có sự kiểm soát nào. Giả sử bạn có một công việc rất đòi hỏi. Nếu bạn có quyền lực tối thiểu để đưa ra các quyết định về các công việc hàng ngày của bạn, điều đó làm cho công việc căng thẳng hơn rất nhiều so với việc bạn có một chút quyền hạn trong việc kiểm soát công việc. Nếu bạn yêu mến công việc và thích thú với những gì bạn đang làm, vậy thì việc làm việc với thời gian lâu dài sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng.
Cảm nhận về mức độ căng thẳng của một công việc cũng phụ thuộc vào tính cách của một cá nhân và các đồng nghiệp của họ. Các cá nhân có tính cách thù địch đối diện với nhiều căng thẳng hơn trong công việc và có rủi ro cao hơn trong việc đối diện với một biến cố tim mạch. Các công việc yêu cầu một sự tăng cường hoạt động đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn như lính cứu hỏa cũng có thể đặt nhiều căng thẳng hơn lên người lao động.
Căng thẳng trong công việc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các động mạch tim bằng cách gây ra hiện tượng co mạch nhẹ (động mạch bị thu hẹp). Căng thẳng khiến huyết áp tăng cao, và các tiểu cầu máu (một nhóm tế bào thúc đẩy đông máu) trở nên dễ kết dính hơn. Những thay đổi này có liên quan đến một nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các cơn đau tim.
Căng thẳng trong công việc và các giờ làm việc kéo dài cũng có thể kéo theo giấc ngủ kém, thiếu hoạt động thể dục thể thao, tăng mức độ hút thuốc lá (để đối phó với căng thẳng!) và ở một số người, sử dụng quá mức cồn và ăn uống quá độ làm tăng cân (điều này khiến họ dễ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim).
Làm việc vào các giờ bất thường và công việc theo ca cũng có thể kéo theo tình trạng thiếu ngủ. Điều này có thể dẫn đến cao huyết áp, tăng cân và tăng lượng hormone căng thẳng được gọi là cortisol (hormone này làm tăng huyết áp và đường huyết), làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Có thể không phải lúc nào cũng có thể làm giảm căng thẳng trong công việc trong một xã hội cạnh tranh tốc độ nhanh như xã hội của chúng ta, và chắc chắn, đây không phải là một việc dễ làm trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, có một số việc chúng ta có thể làm để giúp giảm thiểu căng thẳng trong công việc.
Trong nhiều tình huống, chúng ta không thể làm giảm bớt căng thẳng trong công việc mà chúng ta đang đối diện. Tuy nhiên, chúng ta có thể giúp cho bản thân bằng cách tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý, và kiểm tra và kiểm soát các yếu tố rủi ro tim mạch gây nên bệnh tim như tiểu đường, cao huyết áp và cholesterol cao.