Dr Yam Pei Yuan John
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Mang thai có thể là một trong những niềm vui lớn nhất của cuộc đời, một niềm vui mà cả cha và mẹ tương lai đều mong đợi với sự phấn khích và háo hức chờ đón em bé chào đời.
Tuy nhiên, với đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn thế giới, sự phấn khích tột độ này thường nhường chỗ cho nỗi lo lắng và căng thẳng về mọi điều "sẽ ra sao nếu…".
Khi mang thai, liệu sức đề kháng của tôi có bị tác động nhiều không? Liệu virus sẽ ảnh hưởng đến em bé của tôi như thế nào? Làm thế nào để tôi có thể chăm sóc bản thân tốt hơn? Bác sĩ John Yam, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Gleneagles, sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp này, từ các bậc cha mẹ tương lai lo lắng về mối đe dọa của COVID-19.
Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ có bao nhiêu phụ nữ mang thai đã bị nhiễm COVID-19 nhưng các chuyên gia tin rằng con số này khá thấp. Cho đến nay, chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo ở Singapore trong số các bà mẹ mang thai mắc COVID-19 và không có bằng chứng cho thấy COVID-19 khiến thai nhi có những dị tật.
Tuy nhiên, có dữ liệu chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có thể dễ mắc COVID-19 với triệu chứng nặng hơn và đối mặt với nguy cơ cao bị các biến chứng ảnh hưởng cả mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên cảnh giác và thực hành theo tất cả các biện pháp phòng ngừa COVID-19.
Phụ nữ mang thai sẽ trải qua những thay đổi trong hệ thống miễn dịch của họ, khiến họ dễ bị nhiễm virus hơn, chẳng hạn như COVID-19 và cúm. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại virus, các biến chứng khác nhau có thể xảy ra ở các bà mẹ mang thai.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú đủ điều kiện để được tiêm vắc-xin COVID-19 dựa trên mRNA.
Các nghiên cứu về phụ nữ được tiêm phòng khi mang thai, được xem xét bởi Ủy ban Chuyên gia về Tiêm chủng COVID-19, không tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng vắc-xin COVID-19 dựa trên mRNA Pfizer-BioNTech hoặc Moderna có thể gây hại cho phụ nữ mang thai hoặc thai nhi. Tính đến hiện tại, chưa có tác dụng phụ liên quan đến vắc-xin nào được báo cáo ở trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ từ những bà mẹ đã được tiêm ngừa trong thời gian cho con bú, vì vắc-xin dựa trên mRNA không phải là vắc-xin sống và hầu như không ảnh hưởng đến trẻ bú sữa mẹ.
Ngoài việc tiêm chủng, phụ nữ mang thai cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 được khuyến cáo. Các biện pháp sau đây cũng áp dụng cho phần còn lại của dân số:
Nghẹt mũi có thể xảy ra ở tới 20% phụ nữ mang thai có sức khỏe tốt. Điều này có thể bị nhầm với các triệu chứng của COVID-19. Mặt khác, nếu có xuất hiện nghẹt mũi, nó cũng có thể che dấu các triệu chứng của nhiễm trùng COVID-19 . Nghẹt mũi cũng có thể gây ra hắt hơi, có thể lây truyền bệnh cho những người xung quanh bạn.
Thở ngắn do mang thai cũng là một triệu chứng khá phổ biến mà phụ nữ mang thai gặp phải.
Khi còn nghi ngờ, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, ho và/hoặc khó thở, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Nhiễm trùng hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đòi hỏi nhập viện hay ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19, vui lòng thông báo trước cho bác sĩ của bạn để được tư vấn về những việc cần làm tiếp theo.
Cho đến nay, số ca phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 rất ít, nên hiểu biết của chúng ta về vấn đề này vẫn đang tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, với số ít trường hợp được ghi nhận, trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi được sinh ra bởi những bà mẹ dương tính với COVID-19.
Dựa trên hiểu biết hiện tại của chúng ta về virus, việc cho con bú có thể tiếp tục ngay cả khi người mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Tuy nhiên, hãy đeo khẩu trang khi bạn đang bế con để hạn chế nguy cơ các giọt bắn nước bọt trong miệng và mũi của bạn tiếp xúc với bé.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm virus tương đương người lớn. Tuy nhiên, với tình trạng hiểu biết hiện tại, nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh thấp hơn nhiều so với người lớn.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh cá nhân để giảm thiểu nguy cơ các giọt bắn từ miệng và mũi của bạn tiếp xúc với em bé. Ngoài ra, hãy giữ trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ở nhà và thực hành giãn cách xã hội cho đến khi tình hình được cải thiện.
Thực hành thường xuyên các quy tắc về vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội. Đảm bảo rằng tất cả các vật dụng và bề mặt mà con bạn tiếp xúc được giữ sạch một cách tỉ mỉ và được rửa kỹ bằng xà phòng và nước.
Nếu bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với COVID-19, bạn nên tự tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) tại nhà. Nếu kết quả dương tính, bạn nên làm xét nghiệm PCR để xác nhận kết quả. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, chẳng hạn như sốt, ho, sổ mũi hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm COVID-19.