Nhiễm Trùng Trong Thai Kì Và Cách Để Tránh

Nguồn: Shutterstock

Nhiễm Trùng Trong Thai Kì Và Cách Để Tránh

Cập nhật lần cuối: 05 Tháng Ba 2019 | 6 phút - Thời gian đọc

Trong thai kì, chăm sóc bản thân là yếu tố then chốt để cho con khởi đầu cuộc sống tốt nhất có thể. Nhiễm trùng trong thai kì có thể cản trở sức khỏe của cả bạn và con, vì vậy thực hiện các biện pháp phòng tránh là rất quan trọng.

Thai kì và sức khỏe tổng quan

Thai kì 9 tháng thường được chia ra ba giai đoạn (tam cá nguyệt) khác biệt. Mỗi giai đoạn có sự khác nhau về mức độ phát triển của bé và khả năng xuất hiện của rủi ro, nhưng nói chung càng tiến xa hơn trong thai kì, thì càng ít khả năng bạn sẽ gặp phải bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, tham gia các bài tập thể dục không-nặng thường xuyên, và tránh xa các chất kích thích, rượu bia và khói thuốc - tất cả là những cách đơn giản để duy trì sức khỏe tốt ở mọi giai đoạn. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về bất cứ loại vitamin cho bà bầu nào được khuyến nghị. Bé sẽ hút cạn nguồn dự trữ các khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng từ cơ thể bạn, nên bổ sung chúng với viên uống bổ trợ có thể giúp giữ gìn sức khỏe của bạn.

Nhiễm trùng trong thai kì

Một số loại nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé khi bị nhiễm trong thời gian thai nghén. Một vài trong số chúng thường được xem là có rủi ro thấp ở người trưởng thành, nhưng sẽ trở nên rủi ro cao khi một phụ nữ mang thai bị nhiễm. Quan trọng là cần nhận thức được các tình trạng này, và phương thức phòng tránh chúng.

Virus Zika

Virus Zika
Virus Zika (ZIKA) là một dạng nhiễm trùng virus lây truyền bởi vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Zika cũng có thể lây nhiễm qua đường tình dục giữa hai người, và truyền thẳng từ mẹ sang thai nhi. Hầu hết bệnh nhân không gặp biểu hiện bệnh nào, nhưng số còn lại sẽ gặp các triệu chứng như sốt, phát ban, viêm kết mạc, và đau khớp.

Trong thai kì, Zika có mối liên hệ với các biến chứng sau:

  • Chứng đầu nhỏ (não nhỏ): Thai nhi có não nhỏ bất thường.
  • Tổn thương não
  • Sảy thai
  • Thai chết lưu

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một loại vi khuẩn sinh sống bình thường trong cơ thể con người và thường không gây hại. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ mang loại vi khuẩn này trong âm đạo, có một rủi ro nhỏ là em bé có thể bị nhiễm trong khi sinh thường. Khi bé bị nhiễm, căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng. Sinh non và sinh sớm sẽ gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Triệu chứng và biến chứng ở trẻ bị nhiễm bao gồm:

  • Sốt, mệt mỏi, khó thở, da chuyển màu xanh
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết (sepsis)

Siêu vi Cytomegalo

Siêu vi Cytomegalo

Siêu vi Cytomegalo (CMV) là một dạng của virus herpes, rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi người lớn bị nhiễm CMV, virus sẽ thường xuyên tồn tại trong cơ thể âm thầm đến hết đời. Virus lây qua các dịch cơ thể, và ở trẻ chưa ra đời, bé có thể bị lây nhiễm bởi virus ở trạng thái âm thầm đó được tái kích hoạt, hoặc bởi mẹ bị nhiễm mới trong khi mang thai.

Rủi ro ở mức cao nhất trong nửa đầu của thai kì, và có thể gây ra các hậu quả sau:

  • Khiếm khuyết trí tuệ vĩnh viễn
  • Chậm phát triển
  • Mất thính lực hoặc thị lực
  • Bại não

Nhiễm khuẩn Listeria

Nhiễm khuẩn Listeria - hay sốt sữa - là một loại nhiễm trùng do khuẩn listeria gây nên. Khuẩn này được tìm thấy trong môi trường, trong đất, nước, và những loài động vật như bò. Khi lây nhiễm qua con người bằng đường thức ăn bị ô nhiễm, vi khuẩn sẽ hút chất dinh dưỡng từ các tế bào người và gây ra bệnh nhiễm khuẩn Listeria, một bệnh đặc biệt nghiêm trọng với trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Người ta tin rằng phụ nữ mang thai ngày càng dễ nhiễm bệnh hơn theo thời gian.

Vi khuẩn Listeria có thể gây ra:

  • Sinh non
  • Sảy thai
  • Thai chết lưu
  • Bệnh lý đe dọa tính mạng

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
Vi khuẩn E. coli có thể được tìm thấy tự nhiên trong âm đạo và đường ruột của phụ nữ. Chúng nói chung không gây hại, nhưng khi truyền từ đường sinh sản của một bà mẹ sang em bé lúc sinh nở, chúng có thể gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) ở bé sơ sinh.

Nhiễm vi khuẩn E. Coli ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai kì, làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiều biến chứng:

  • Tiêu chảy dẫn đến mất dịch cơ thể, gây ra mất nước
  • Một vài ít trường hợp hiếm, phụ nữ mang thai có thể bị xuất huyết nặng
  • Sinh non
  • Sảy thai
  • Cân nặng khi sinh thấp

Các loại nhiễm trùng phổ biến khác

Có rất nhiều loại nhiễm trùng phổ biến khác xảy ra trong thai kì, nhưng chúng không phải lúc nào cũng đáng quan ngại nhiều.

Nhiễm nấm men âm đạo có thể gây khó chịu, nhưng không gây hại cho bé.

Viêm đường tiết niệu (UTI) cũng là vấn đề thường gặp trong thai kì, đặc biệt nếu bạn có tiền sử mắc bệnh thường xuyên, nhưng chỉ cần bạn chữa trị kịp thời và bệnh không phát triển thành viêm thận thì bé yêu sẽ không sao.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có phạm vi rộng, và một vài nhóm trong đó nguy hiểm hơn các nhóm khác, vì vậy nếu nghĩ bản thân có thể đã bị lây nhiễm STI, bạn cần đi khám ngay.

Ngay cả khi bạn thấy ổn, nếu xảy ra tình trạng ốm đau hoặc bất kì loại nhiễm trùng nào trong khi mang thai, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ.

Phòng tránh nhiễm bệnh

Phòng tránh nhiễm bệnh
Bên cạnh việc duy trì sức khỏe tổng quan và đúng lịch các buổi khám tiền sản định kì, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con trong bụng chưa chào đời.

  • Do virus Zika thường lây truyền qua vết cắn của muỗi, bạn nên tránh đi du lịch đến các vùng có số lượng muỗi cao. Nếu bạn sống ở khu vực bị ảnh hưởng bởi Zika, hoặc không thể tránh đi đến những vùng đó, hãy cố gắng đừng bị muỗi đốt. Ngủ dưới màn, và tránh xa các vùng nước lớn nơi muỗi thường sinh sống. Nếu chồng hoặc bạn trai đi công tác đến vùng bị nhiễm Zika, bạn có thể muốn tránh quan hệ tình dục, hoặc dùng các phương pháp bảo vệ nếu có quan hệ trong khi mang thai.
  • Hiện tại chưa có vaccin cho Hội chứng Guillain Barré (GBS), nhưng trong khi mang thai bạn có thể làm một xét nghiệm để xem bản thân có mang khuẩn GBS không. Nếu bạn là người mang khuẩn (carrier), bạn có thể uống kháng sinh lúc chuyển dạ để không làm lây vi khuẩn sang bé. Sau sinh, việc tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ vẫn là quan trọng, bởi trẻ có thể phát triển thành dạng mắc bệnh trễ.
  • Bạn có thể giảm khả năng nhiễm virus CMV bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với trẻ nhỏ. Tránh dùng chung nước bọt với trẻ nhỏ qua bàn chải đánh răng, hôn, hoặc thức ăn và nước uống. Nếu là nhân viên chăm sóc trẻ em, bạn bị tiếp xúc với trẻ thường xuyên, có thể bạn sẽ muốn hỏi bác sĩ về xét nghiệm CMV.
  • Tránh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm là cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm khuẩn Listeria. Một vài thực phẩm được xem là có nguy cơ cao, và trong khi mang thai nhiều bác sĩ khuyến nghị loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn của bạn. Những thứ này bao gồm sữa và các chế phẩm sữa chưa tiệt trùng, các loại thịt nguội và bar salad, các loại thịt phết và pate, phô mai mềm, và kem xốp. Bạn cũng nên rửa sạch các loại trái cây và rau củ tự chuẩn bị tại nhà.
  • Để tránh vi khuẩn E. coli trong lúc mang thai, nhớ vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn sau khi chạm vào thịt sống. Luôn luôn rửa tay xà phòng sau khi dùng hoặc vệ sinh nhà vệ sinh, sau khi cầm đồ vải hoặc khăn dơ, thay tã và chạm vào động vật. Bởi vi khuẩn E. coli sống trong nước tiểu và phân.

Một thai kì khỏe mạnh

Duy trì sức khỏe trong toàn bộ thai kì là điều mà bác sĩ và các chuyên gia sản khoa sẽ giúp bạn thực hiện. Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc bản thân và sức khỏe tổng quan của mình. Dù giai đoạn mang thai có thể quá sức, việc giữ mức stress được kiểm soát với các buổi khám định kì sẽ giúp bạn tận hưởng hành trình mang thai một cách tốt nhất.

Alli, R.A. (2017, May 18) Group B strep infections in babies and newborns. Retrieved 10/2/19 from https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-group-b-strep#2-7

Bandukwala, N.Q. (2018, April 17) What if I get a UTI while I'm pregnant? Retrieved 10/2/19 from https://www.webmd.com/women/guide/pregnancy-urinary-tract-infection

Cytomegalovirus and pregnancy (2017, January 11) Retrieved 10/2/19 from https://www.health.nsw.gov.au/infectious/factsheets/Pages/cmv-and-pregnancy.aspx

Johnson, T.C. (2018, June 25) Yeast infection. Retrieved 10/2/19 from https://www.webmd.com/baby/yeast-infection

Johnson, T.C. (2017, November 13) Pregnancy and Sexually Transmitted Diseases. Retrieved 10/2/19 from https://www.webmd.com/baby/pregnancy-sexually-transmitted-diseases#3

Martin, L.J. (2011, September 29) Listeria: Are you at risk? Retrieved 10/2/19 from https://www.webmd.com/food-recipes/food-poisoning/news/20110929/listeria-are-you-at-risk#3

Prevent Infections During Pregnancy (2018, June 18). Retrieved 10/2/19 from https://www.cdc.gov/features/prenatalinfections/index.html

Robinson, J. (2018, October 23) Zika Virus: What You Should Know. Retrieved 10/2/19 from https://www.webmd.com/a-to-z-guides/zika-virus-symptoms-prevention

Group B Streptococcus (GBS) in pregnancy and newborn and babies. Retrieved on 26/02/19 from https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/patients/patient-information-leaflets/pregnancy/pi-gbs-pregnancy-newborn.pdf
Bài viết liên quan
Xem tất cả