Những Gì Xảy Ra Trong Chu Kỳ Kinh Nguyệt

Nguồn: Getty Images

Những Gì Xảy Ra Trong Chu Kỳ Kinh Nguyệt

Cập nhật lần cuối: 29 Tháng Chín 2022 | 6 phút - Thời gian đọc

Bạn cảm thấy có thể đang gặp phải lo ngại… ở phía dưới? Không có gì đáng xấu hổ về điều đó. Tìm hiểu cách xác định những sự bất thường với vùng kín và những dấu hiệu nguy hiểm trong kỳ kinh nguyệt để có thể nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Chúng ta luôn sẵn sàng tìm kiếm những bí quyết để tránh bị ốm, và dùng các loại bổ sung để cải thiện sức khỏe đường ruột và sự khỏe mạnh tổng thể. Nhưng là phụ nữ, việc chăm sóc "cô bé" và sức khỏe phụ khoa lại không xuất hiện trong đầu óc thường xuyên như nó nên, mà thường bị đặt xuống thấp trong danh sách những điều ưu tiên hàng đầu của cuộc sống.

Điều đáng lưu tâm là cơ thể chúng ta thay đổi khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, và vùng kín của chúng ta cũng vậy. Dù một vài thay đổi này có thể gây ra thách thức cần phải vượt qua, sự thấu hiểu, thói quen tốt và một cái nhìn lạc quan là cần thiết để bảo vệ sức khỏe phụ khoa của bản thân. Nhưng này, đừng căng thẳng. Chúng tôi ở đây là để giúp đỡ!

Hãy đọc tiếp khi Bác sĩ Clara Ong, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Gleneagles, hỗ trợ chúng ta nhận biết sự khác biệt giữa điều gì bình thường và điều gì không bình thường, để chúng ta có thể thực hiện những bước đi đúng đắn nhằm giải quyết cảm giác khó chịu thay vì chỉ cam chịu nó với hi vọng rằng rồi nó cũng sẽ tự qua.

1. Khí Hư Có Bình Thường Không?

Chứng Huyết Trắng (Khí Hư) Có Bình Thường Không?

Phần lớn phụ nữ đều có khí hư, nhưng vẻ ngoài và lượng khí hư khác nhau ở mỗi người.

Khí hư của bạn cũng có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như:

Ngay Sau Kỳ Kinh

Khí hư có vẻ khô hoặc đặc dính.

Trước Kỳ Rụng Trứng

Khí hư có vẻ nhầy nhụa và ẩm hơn.

Trong Kỳ Rụng Trứng

Khí hư có vẻ đàn hồi, trơn trượt và trong suốt.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không phải khí hư nào cũng bình thường. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có những dạng khí hư sau đây và những triệu chứng khác:

  • Khí hư có bọt hoặc màu vàng lục - xám
  • Khí hư có màu đỏ máu
  • Mùi hôi khó chịu
  • Cảm giác ngứa dai dẳng hoặc vùng âm hộ
  • Đỏ rát, sưng, hoặc trải nghiệm cảm giác rát bỏng ở âm hộ
  • Đau bụng hoặc vùng chậu

2. Có Cách Nào Đúng Để Lau Rửa Vùng Kín Không?

Những Điều Cấm Kỵ Khi Lau Rửa Vùng Kín

Âm đạo là một khu vực có khả năng tự làm sạch. Vì vậy, việc giới thiệu cho khu vực này những sản phẩm và các hành động sau không chỉ có thể gây kích ứng mà còn làm xáo trộn các lợi khuẩn sống trong âm đạo và điều hòa sức khỏe nó:

  • Rửa Âm Đạo
  • Xông Hơi
  • Các Sản Phẩm Có Hương Thơm

Một khi hệ vi sinh vật trong âm đạo bị tác động, điều này có thể ảnh hướng tới mức pH trong âm đạo và khiến vùng này dễ bị nhiễm trùng hơn.

Những Điều Cấm Kỳ Khi Lau Rửa Vùng Âm Hộ

Âm hộ là vùng nằm bên ngoài âm đạo. Khu vực này bao gồm các nếp gấp mô được gọi là các môi âm hộ.

Các sản phẩm có hương thơm hoặc có chất làm se có thể gây kích ứng vùng âm hộ nhạy cảm và có thể che đậy mùi lạ và các bệnh nhiễm trùng cần được giải quyết bởi bác sĩ phụ khoa. Hơn nữa, những sản phẩm này có thể dễ dàng lan vào âm đạo và tàn phá hệ vi sinh vật tự nhiên tại đó.

Cách Lau Rửa Đúng!

Xà bông dịu nhẹ và nước thường là đủ tốt để làm sạch vùng âm hộ. Ngược lại, âm đạo có khả năng tự làm sạch, như đã nhắc đến ở trên.

3. Độ Dài Kỳ Kinh Nguyệt Của Tôi Có Bình Thường Không?

Độ Dài Kỳ Kinh Nguyệt

Thời gian từ 4 đến 7 ngày chảy máu được xem là bình thường.

Không có sự đồng thuận nào về giới hạn thấp dành cho thời lượng kinh nguyệt bình thường, vì không có hiện tượng bệnh lý nào cụ thể liên quan đến trường hợp độ dài kinh nguyệt ngắn.

4. Có Bình Thường Khi Bị Bỏ Kỳ Kinh Không?

Phần lớn chu kỳ kinh nguyệt diễn ra từ 24 đến 38 ngày. Độ dài chu kỳ của bạn được hiểu là số ngày từ ngày bắt đầu (ngày 1) của một kỳ kinh đến ngày bắt đầu (ngày 1) của kỳ kinh kế tiếp.

Độ dài chu kỳ của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi:

18 đến 25 tuổi - Thay đổi chu kỳ ≤ 9 ngày

26 đến 41 tuổi - Thay đổi chu kỳ ≤ 7 ngày

42 đến 45 tuổi - Thay đổi chu kỳ ≤ 9 ngày

Nếu chu kỳ của bạn không diễn ra trong khoảng thời gian này, có thể bạn đã bị bỏ kỳ kinh.

Kinh nguyệt có thể bị bỏ vì rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Có Thai
  • Căng Thẳng
  • Thay Đổi Cân Nặng Đột Ngột
  • Các Tình Trạng Y Khoa Như Rối Loạn Tuyến Giáp Hoặc Hội Chứng Đa Nang Buồng Trứng
  • Bạn đang ở tuổi khởi phát kinh nguyệt (độ tuổi bắt đầu có kinh)
  • Bạn đang trong giai đoạn chuyển tiếp đến thời kỳ mãn kinh

Nếu tình trạng kinh nguyệt bị trễ xảy ra thường xuyên, hãy đảm bảo đặt lịch hẹn với bác sĩ để có thể xác định được nguyên nhân tiềm ẩn.

5. Kỳ Kinh Nguyệt Ra Nhiều Và/Hoặc Đau Bụng Kinh Nghiêm Trọng Có Bình Thường Không?

Quý cô, hẳn bạn đã từng trải qua những ngày kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng kinh dữ dội. Nhưng làm thế nào để biết liệu những điều bạn đang gặp phải có nghiêm trọng hay không? Sau đây là một vài dấu hiệu nguy hiểm cần tìm kiếm.

Bạn có lượng kinh nguyệt ra nhiều bất thường khi...

  • Bạn thường xuyên phải thay tampon hoặc băng vệ sinh, vài giờ một lần hoặc nhanh hơn
  • Bạn phải đắp 2 cái băng vệ sinh, hoặc dùng nhiều hơn 1 băng vệ sinh cùng một lúc
  • Bạn thấy có các cục máu đông to

Bạn cảm thấy đau bụng kinh dữ dội bất thường khi...

  • Các cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
  • Cơn đau bụng kinh kéo dài suốt thời gian kinh nguyệt hoặc hơn cả chu kỳ kinh và không được xoa dịu với thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và/hoặc đau bụng kinh dữ dội gây cản trở việc đến trường, đi làm, và tham gia vào nhịp sinh hoạt hàng ngày, hãy tìm kiếm lời khuyên y tế ngay lập tức.

6. Tại Sao Giao Hợp Gây Đau Đớn? Liệu Có Bình Thường Không?

Việc giao hợp gây đau đớn có thể xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân, trải dài từ những lo ngại về cấu trúc đến tâm lý và cảm xúc. Nếu bạn trải nghiệm tình trạng giao hợp đau đớn, việc xác định thời điểm cảm thấy đau có thể đưa đến manh mối về bệnh trạng bạn đang gặp phải.

Đau Khi Bắt Đầu Quan Hệ Hoặc Xâm Nhập, Bao Gồm Cả Khi Đặt Tampon

Điều này có thể xảy ra do chứng co thắt âm đạo, âm đạo khô, bị nhiễm trùng hoặc chấn thương.

Đau Sâu Trong Quá Trình Giao Hợp

Điều này có thể do bệnh lạc nội mạc tử cung, hoặc một dạng nhiễm trùng nào đó.

Nếu tình trạng đau đớn khi giao hợp kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, xin hãy tìm kiếm lời khuyên y tế.

7. Việc Có U Xơ Tử Cung Hoặc Nang Buồng Trứng Có Thể Dẫn Đến Tình Trạng Vô Sinh?

U Xơ Tử Cung và Nang Buồng Trứng

U Xơ Tử Cung & Vô Sinh

Hầu hết các u xơ tử cung không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều trị có thể không cần thiết để thụ thai.

Nói vậy, một vài u xơ tử cung dưới niêm mạc - loại u xơ phát triển và ưỡn vào trong khoang tử cung, có thể làm méo mó xoang tử cung và khiến việc có thai trở nên khó hơn.

Nang Buồng Trứng & Vô Sinh

Phần lớn nang buồng trứng được tìm thấy không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Các dạng nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm:

  • Nang Nội Mạc Tử Cung Đây là nang được gây ra bởi bệnh lạc nội mạc tử cung, một bệnh lý khiến các mô thường chỉ nằm bên trong tử cung (nội mạc tử cung) phát triển bên ngoài tử cung.
  • Buồng Trứng Đa Nang Những nang buồng trứng này có thể đưa đến khả năng bạn mắc phải Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (PCOS). Một bệnh lý nổi bật với nhiều nang nhỏ trên các buồng trứng, kỳ kinh nguyệt không đều và nồng độ cao đối với một vài loại hóc môn nhất định. PCOS liên quan đến tình trạng rụng trứng không đều, điều này có thể gây ra khó khăn trong việc có thai.

Cơ thể mỗi người mỗi khác. Hiểu được điều gì bình thường và điều gì cần được đánh giá thêm bởi bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát sức khỏe và cảm thấy tự tin hơn với cơ thể mình.

Muốn đặt lịch hẹn chẩn đoán với bác sĩ chuyên khoa phụ sản? Hãy liên hệ với Bác sĩ Clara Ong hoặc vị bác sĩ phụ khoa ưa thích của bạn ngay hôm nay!

Bài viết liên quan
Xem tất cả