Ghép giác mạc, hay phẫu thuật giác mạc, là một thủ thuật ngoại khoa nhằm thay thế giác mạc bị mờ đục hoặc bị sẹo bằng giác mạc trong suốt được hiến tặng để cải thiện thị lực.
Khi giác mạc bị mờ đục do bệnh lý hoặc chấn thương, các tia sáng không thể đi xuyên qua giác mạc để đến võng mạc (vùng mắt nhạy cảm với ánh sáng). Tình trạng này có thể dẫn đến thị lực kém hoặc mù lòa. Giác mạc có thể bị tổn thương do:
Chấn thương giác mạc
Nhiễm trùng hoặc bệnh tật
Thoái hóa do tuổi tác
Các loại phẫu thuật ghép giác mạc
Thông thường, phẫu thuật ghép giác mạc có thể được phân loại thành:
Ghép giác mạc nội mô có bóc màng Descemet (DSEK). Một thủ thuật nhằm loại bỏ các tế bào nội mô bị bệnh từ bên trong giác mạc và thay thế bằng một lớp tế bào nội mô mới.
Ghép giác mạc lớp. Một thủ thuật tiên tiến hơn nhằm thay thế các bộ phận bị bệnh của giác mạc và không ảnh hưởng đến mô giác mạc khỏe mạnh. Thủ thuật này còn được gọi là ghép giác mạc một phần.
Ghép giác mạc xuyên. Thường được coi là phẫu thuật ghép giác mạc thông thường, thủ thuật này sẽ thay thế toàn bộ giác mạc.
Ghép giác mạc nhân tạo (ghép giác mạc giả). Thủ thuật này sẽ thay thế giác mạc bị bệnh hoặc sẹo bằng giác mạc nhân tạo làm từ nhựa polymer.
Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ tư vấn thủ thuật phù hợp nhất dựa trên bệnh trạng và các phát hiện lâm sàng của bạn.
Giác mạc từ người hiến
Ở Singapore, giác mạc từ người hiến tặng thu được từ:
Trong nước thông qua các chương trình hiến tặng giác mạc (ví dụ như bởi Ngân hàng Mắt Singapore)
Quốc tế từ các ngân hàng mắt được công nhận (ví dụ từ các quốc gia như Sri Lanka, Hoa Kỳ và Philippines)
Tại sao cần thực hiện ghép giác mạc?
Nếu bệnh nhân có thị lực kém do giác mạc bị bệnh hoặc mờ đục, nhưng dây thần kinh và võng mạc ở sau mắt vẫn khỏe mạnh, ghép giác mạc có thể giúp khôi phục thị lực.
Về mặt hình thức, giác mạc bị tổn thương có thể mờ đục, vì vậy việc thay thế bằng một giác mạc trong suốt được hiến tặng cũng có thể giúp cải thiện tính thẩm mỹ.
Ghép giác mạc có thể điều trị các bệnh như:
Sưng giác mạc
Giác mạc mỏng hoặc rách
Loạn dưỡng giác mạc Fuchs, một bệnh di truyền
Giác mạc lồi ra ngoài (giác mạc hình chóp)
Sẹo giác mạc, do nhiễm trùng hoặc chấn thương
Loét giác mạc không đáp ứng với điều trị nội khoa
Các biến chứng do phẫu thuật mắt trước đây
Các nguy cơ và biến chứng của ghép giác mạc là gì?
Ghép giác mạc tương đối an toàn. Tuy nhiên, thủ thuật này có nguy cơ biến chứng nhỏ, chẳng hạn như:
Các vấn đề ở vết khâu cố định giác mạc của người hiến
Các vấn đề về võng mạc, chẳng hạn như bong hoặc sưng võng mạc
Đào thải giác mạc của người hiến
Các triệu chứng đào thải trong ghép giác mạc
Đào thải giác mạc – khi hệ miễn dịch tấn công giác mạc của người hiến – xảy ra ở khoảng 10% các ca ghép giác mạc. Hãy đến khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức nếu bạn thấy:
Nhạy cảm ánh sáng
Đau và đỏ mắt
Mất thị lực hoặc suy yếu thị lực
Bạn chuẩn bị cho ghép giác mạc như thế nào?
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện:
Khám mắt kỹ lưỡng để loại bỏ các bệnh có thể gây biến chứng.
Các phép đo mắt để xác định kích thước giác mạc của người hiến cho bạn.
Xem xét tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật.
Điều trị các bệnh như nhiễm trùng hoặc viêm có thể ảnh hưởng đến việc ghép giác mạc.
Điều gì sẽ xảy ra trong phẫu thuật ghép giác mạc?
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ phẫu thuật mắt sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc phù hợp nhất và điều gì sẽ xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Thời gian ước tính
Thời gian phẫu thuật sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau đây:
Thuốc an thần giúp bạn thư giãn
Thuốc gây tê cục bộ để làm tê mắt
Thuốc gây mê toàn thân để bạn ngủ
Phẫu thuật sẽ được thực hiện trên một mắt mỗi lần.
Sau thủ thuật
Bạn có thể cần:
Đeo dụng cụ bảo vệ mắt chẳng hạn như miếng bịt mắt hoặc kính để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Sử dụng thuốc chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt để giúp kiểm soát nhiễm trùng, sưng và đau, cũng như ức chế hệ miễn dịch để ngăn ngừa đào thải giác mạc.
Tháo miếng bảo vệ mắt vào ngày kế tiếp sau khi thực hiện thủ thuật. Sau khi bạn tháo miếng bảo vệ mắt, tầm nhìn có thể bị mờ. Điều này là bình thường.
Chăm sóc và phục hồi sau khi ghép giác mạc
Tùy theo từng thủ thuật, thời gian phục hồi sau khi ghép giác mạc có thể khác nhau từ vài tuần đến một năm.
Để giúp chăm sóc giác mạc mới và hỗ trợ phục hồi, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn:
Tránh dụi hoặc ấn vào mắt.
Tránh cử động gắng sức hoặc không cần thiết, trong khi tập từ từ trở lại các hoạt động bình thường, bao gồm tập thể dục.
Quay lại khám theo dõi thường xuyên để theo dõi tiến độ và các biến chứng có thể xảy ra.
Nằm ngửa sau phẫu thuật để giúp mô mới được giữ nguyên vị trí.
Thận trọng hơn để tránh tổn thương cho mắt trong tương lai.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?
Chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu lấy lại và cải thiện thị lực cho bệnh nhân.
Đặt tại quốc gia đa sắc tộc Singapore, đội ngũ bác sĩ nhãn khoa của chúng tôi giàu kinh nghiệm trong xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mắt nhằm bảo vệ sức khỏe mắt và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Find doctors from our allied hospitals
We offer a full spectrum of healthcare services under IHH Healthcare Singapore.
Check if your preferred hospital offers this treatment: