Xạ trị

Xạ trị là gì?

Xạ trị là một dạng điều trị ung thư sử dụng bức xạ để thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt tế bào ung thư trong một vùng nhỏ được nhắm mục tiêu. Xạ trị thường dùng tia X nhiều nhất, nhưng cũng có thể dùng proton hoặc các loại năng lượng khác như tia gamma.

Xạ trị, hóa trị và phẫu thuật là 3 phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư. Các phương pháp này thường được dùng kết hợp với nhau, như là trong hóa xạ trị đồng thời hoặc dùng theo trình tự, ví dụ như xạ trị rồi đến phẫu thuật.

Cách hoạt động

Xạ trị giúp tiêu diệt hoặc làm chậm sự tăng trưởng của tế bào bằng cách phá hủy ADN. Sau khi vật liệu di truyền bị phá hủy, tế bào ung thư dừng phân chia và bắt đầu chết.

Xạ trị có hiệu quả sau một thời gian. Có thể mất vài ngày hoặc vài tuần sau khi xạ trị thì các tế bào ung thư mới bị tiêu diệt. Kể cả sau khi đã kết thúc xạ trị, tế bào ung thư sẽ tiếp tục chết trong vài tuần hoặc vài tháng.

Các loại xạ trị

Có 2 loại xạ trị chính.

Xạ trị bằng chùm tia bên ngoài

Trong xạ trị bằng chùm tia bên ngoài, thiết bị sẽ chiếu bức xạ vào vị trí ung thư mà không tiếp xúc với cơ thể. Máy có thể di chuyển xung quanh cơ thể và chiếu chùm tia vào một bộ phận cụ thể của cơ thể ở những góc khác nhau.

Xạ trị bằng chùm tia bên ngoài bao gồm:

Xạ trị trong

Trong xạ trị trong, nguồn bức xạ được đặt bên trong cơ thể. Nguồn bức xạ có thể là:

  • Dạng rắn. Loại xạ trị này được gọi là xạ trị áp sát. Trong xạ trị áp sát, một mẩu hay hạt phóng xạ nhỏ được cấy vào cơ thể gần khối u. Điều này cho phép cung cấp liều bức xạ cao hơn cho các vùng nhất định của cơ thể.
  • Dạng lỏng. Không giống như xạ trị chùm tia ngoài và xạ trị áp sát là các điều trị cục bộ đặc hiệu cho một vùng, đây là một liệu pháp điều trị toàn thân ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nguồn bức xạ lỏng di chuyển trong dòng máu đến mô trong khắp cơ thể, tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư. Bạn có thể cần nuốt nguồn bức xạ lỏng, hoặc được tiêm hoặc truyền qua đường tĩnh mạch.

Bác sĩ sẽ khuyến cáo loại xạ trị phù hợp để điều trị cho bạn dựa trên các yếu tố sau:

  • Loại ung thư
  • Kích thước khối u
  • Vị trí của khối u, bao gồm khoảng cách đến các mô nhạy cảm với bức xạ
  • Sức khỏe tổng thể và bệnh sử của bạn
  • Bạn có đang điều trị ung thư nào khác không
  • Các yếu tố khác bao gồm tuổi và các bệnh lý khác

Sự khác biệt giữa xạ trị và các lựa chọn điều trị khác

Xạ trị và hóa trị có gì khác nhau?

Trong khi xạ trị sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, hóa trị sử dụng thuốc để điều trị ung thư. Hóa trị là điều trị toàn thân vì thuốc sẽ đi khắp cơ thể, trong khi xạ trị thường là cục bộ ở một vùng nhất định của cơ thể.

Xạ phẫu và xạ trị có gì khác nhau?

Điểm khác biệt giữa xạ phẫu và xạ trị là cường độ và thời gian điều trị bức xạ.

Trong xạ phẫu định vị, bức xạ được chiếu ở cường độ rất cao, trong một liều đơn lẻ, đến một vùng nhỏ.

Trong xạ trị định vị, bức xạ được chiếu vào những thời điểm khác nhau, ở cường độ thấp hơn, đến những vùng lớn hơn. Điều này cho phép mô khỏe mạnh có thời gian hồi phục giữa các buổi điều trị.

Xạ trị và trị liệu proton có gì khác nhau?

Trị liệu proton là một loại xạ trị mới hơn, sử dụng nguồn năng lượng khác. Trong khi xạ trị thường sử dụng tia X, trị liệu proton sử dụng năng lượng từ các hạt có điện tích dương (proton) để tiêu diệt tế bào ung thư.

Tại sao cần xạ trị?

Xạ trị dùng để:

  • Thu nhỏ khối u để dễ cắt bỏ bằng phẫu thuật, hoặc giảm triệu chứng trong chăm sóc giảm nhẹ.
  • Tiêu diệt mọi tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật.
  • Giảm khả năng tái phát ung thư.

Các nguy cơ và biến chứng của xạ trị là gì?

Bức xạ không chỉ phá hủy tế bào ung thư mà còn làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Các kỹ thuật xạ trị gần đây như xạ trị 3D theo hình dạng khối u đã làm giảm nguy cơ này bằng cách tăng mức độ chính xác của chùm tia để nhắm mục tiêu đến khối u.

Tuy nhiên, sẽ có tổn thương tế bào khỏe mạnh và tác dụng phụ do tổn thương. Tác dụng phụ tùy thuộc vào vị trí phơi nhiễm với bức xạ trên cơ thể và bức xạ được sử dụng nhiều hay ít.

Dưới đây là một số tác dụng phụ cho các bộ phận trên cơ thể khác nhau bị phơi nhiễm với bức xạ.

Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể:

  • Mệt mỏi
  • Rụng tóc tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Thay đổi về da

Bụng:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Thay đổi về tiết niệu và bàng quang

Não:

  • Nhìn mờ
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn

Vú:

  • Sưng
  • Nhạy cảm đau

Ngực:

  • Ho
  • Khó thở
  • Khó nuốt

Đầu và cổ:

  • Thay đổi ở miệng và vị giác
  • Khó nuốt
  • Tuyến giáp hoạt động kém hơn

Vùng chậu và trực tràng:

  • Kích ứng bàng quang
  • Tiêu chảy
  • Các vấn đề về tình dục và khả năng sinh sản
  • Các vấn đề về tiết niệu

Hầu hết các tác dụng phụ có thể kiểm soát được và sẽ giảm dần sau khi kết thúc điều trị.

giới hạn liều cả đời cho lượng bức xạ có thể chiếu an toàn cho một vùng trên cơ thể trong toàn bộ cuộc đời. Bác sĩ sẽ cân nhắc yếu tố này khi khuyến cáo xạ trị. Tuy nhiên, nếu một vùng cơ thể đã đạt đến giới hạn, vùng khác vẫn có thể xạ trị được nếu 2 vùng cách xa nhau.

Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?

Mount Elizabeth phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Ung thư Parkway để cung cấp các phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân tại Singapore và trong khu vực. Đội ngũ đa ngành của chúng tôi bao gồm các bác sĩ, y tá, tư vấn viên và chuyên gia hỗ trợ y tế lành nghề.

Được hỗ trợ bằng công nghệ y khoa và các liệu pháp tiên tiến, chúng tôi luôn tận tâm giúp bạn đạt được kết quả lâm sàng tối ưu và chiến thắng chống lại ung thư.

Chi phí ước tính

Dịch vụ y tế tư nhân có thể có giá cả hợp lý. Hãy dùng Công cụ ước tính hóa đơn bệnh viện để xác định chi phí ước tính cho thủ thuật này. Nếu bạn có bảo hiểm bệnh viện, hãy tìm hiểu xem cách bạn có thể dùng bảo hiểm.

Find doctors from our allied hospitals

We offer a full spectrum of healthcare services under IHH Healthcare Singapore.
Check if your preferred hospital offers this treatment:

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777