Sỏi bàng quang - Triệu chứng & Nguyên nhân

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là khối khoáng chất cứng hình thành bên trong bàng quang khi bàng quang chưa hoàn toàn hết nước tiểu.

Sỏi thường được tạo thành từ canxi.

Ở một số người, sỏi bàng quang không nhận thấy được và có thể thải ra ngoài một cách tự nhiên khi đi tiểu, nhưng hầu hết mọi người sẽ gặp các triệu chứng về tiết niệu.

Triệu chứng của sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang có thể gây kích ứng thành bàng quang và ảnh hưởng đến dòng nước tiểu.

Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau bụng dưới, đôi khi đi kèm với đau ở đầu dương vật, bìu, bộ phận sinh dục, lưng hoặc hông
  • Khó bắt đầu, duy trì và hoàn thành việc đi tiểu
  • Tiểu buốt, có tính chất âm ỉ hoặc đau nhói
  • Tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm
  • Tiểu máu, khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc sẫm màu

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang là gì?

Khi có nước tiểu tích tụ trong bàng quang, các hóa chất dính lại với nhau tạo thành các tinh thể cứng dần theo thời gian rồi tạo thành sỏi bàng quang.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt phì đại có thể chèn ép niệu đạo, đường thoát nước tiểu. Không thể loại bỏ nước tiểu ra khỏi bàng quang. Theo thời gian, nước tiểu tồn đọng tạo thành sỏi bàng quang.
  • Hội chứng bàng quang thần kinh. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh điều khiển bàng quang bị tổn thương do chấn thương cột sống hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Túi thừa bàng quang. Đây là một túi nhỏ nhô ra khỏi thành bàng quang, tạo thành nơi lưu trữ nước tiểu. Túi này có thể xuất hiện từ khi mới sinh hoặc hình thành sau khi nhiễm trùng nhiều lần và phì đại tuyến tiền liệt trong thời gian dài.
  • Thủ thuật phẫu thuật. Người đã trải qua một số loại phẫu thuật bàng quang, niệu quản và âm đạo nhất định có nguy cơ hình thành sỏi bàng quang cao hơn.
  • Dị vật hoặc sỏi di chuyển xuống từ đường tiết niệu trên (thận hoặc niệu quản). Các phần này có thể đóng vai trò như một ổ (tổ hoặc điểm trung tâm), từ từ bị hóa chất trong nước tiểu bao phủ và hình thành sỏi bàng quang.

Những yếu tố nào gây nguy cơ bị sỏi bàng quang?

Các yếu tố này bao gồm:

  • Tắc nghẽn do tuyến tiền liệt phì đại
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần
  • Dị vật như ống thông bên trong lâu ngày
  • Bàng quang mới được tái tạo bằng phẫu thuật bị ứ nước tiểu

Các biến chứng của sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang lớn có thể tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Các tác động này bao gồm:

  • Xuất huyết tái diễn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần
  • Đau tái diễn ở vùng bụng dưới hoặc bộ phận sinh dục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Tắc dòng chảy nước tiểu, gây bí tiểu

Làm thế nào để phòng ngừa sỏi bàng quang?

Cách quan trọng nhất để phòng ngừa sỏi bàng quang là đảm bảo làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Tuyến tiền liệt phì đại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến phải được điều trị nội khoa và/hoặc ngoại khoa là điều hết sức quan trọng.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777