Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) - Triệu chứng & Nguyên nhân

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh viêm phổi gây cản trở luồng không khí ra vào phổi.

COPD bao gồm tràn khíviêm phế quản mạn tính, là bệnh lý diễn tiến trầm trọng hơn khi không được điều trị.

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

COPD gây ra các triệu chứng như:

  • Ho mạn tính có đờm hoặc dịch nhầy
  • Khó thở, đặc biệt sau khi làm các công việc gắng sức
  • Thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp
  • Sưng chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Tức ngực
  • Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng
  • Thở khò khè

Người bị COPD cũng có thể trải qua các cơn phát bệnh (gọi là đợt phát bệnh) khi triệu chứng của họ trở nên trầm trọng hơn bình thường. Các cơn phát bệnh này có thể kéo dài vài ngày.

Trong các giai đoạn sau, COPD cũng có thể dẫn đến sụt cân ngoài chủ đích.

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Nguyên nhân hàng đầu gây COPD là hút thuốc lá, kể cả tiếp xúc bị động. Bệnh cũng có thể xảy ra do:

  • Ô nhiễm không khí trong nhà như khói đốt nhiên liệu để nấu ăn hoặc sưởi ấm
  • Phơi nhiễm với bụi, khói và hóa chất do nghề nghiệp
  • Bệnh lý di truyền hiếm gặp gọi là thiếu alpha-1 antitrypsin

Các biến chứng và bệnh liên quan của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

COPD có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp, có thể làm phổi thêm tổn thương
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim như đau tim
  • Ung thư phổi
  • Tăng áp phổi hoặc tăng áp lực trong động mạch đưa máu đến phổi
  • Trầm cảm, có thể phát sinh nếu triệu chứng COPD cản trở các hoạt động hàng ngày

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Vì COPD liên quan mật thiết với việc hút thuốc, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tránh hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc ngay. Cai thuốc cũng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi và bệnh tim.

Cũng có thể giảm nguy cơ mắc COPD bằng cách dùng trang thiết bị bảo hộ để tránh phơi nhiễm với bụi, khói và hóa chất nghề nghiệp.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777