Ung thư thanh quản giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với một số bệnh khác. Các triệu chứng xuất hiện rõ nét hơn ở giai đoạn bệnh tiến triển. Một số dấu hiệu sau có thể liên hệ tới ung thư thanh quản:
Thay đổi giọng nói hoặc khàn tiếng: khối u phát triển ảnh hưởng dến dây thanh âm, nặng hơn có thể mất tiếng.
Khó thở: có thể xuất hiện trong giai đoạn sớm. Chứng khó thở ban đầu chỉ xảy ra khi làm việc gắng sức nhưng dần trở lên thường xuyên hơn.
Ho: có thể xuất hiện ho co thắt từng đợt, triệu chứng này cũng dễ bị nhầm với một số bệnh khác nhẹ hơn.
Nổi hạch hoặc u cục ở vùng cổ: người bệnh có thể sờ, nắn thấy hạch hoặc u cục nổi ở cổ.
Khó nuốt: bệnh nhân sẽ gặp khó khăn hoặc có cảm giác đau khi nuốt.
Sụt cân nhanh, mệt mỏi không rõ nguyên do, da xanh sao, đau tai, chảy máu mũi, v.v.
Nguyên nhân gây ung thư thanh quản là gì?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư thanh quản là sự xuất hiện của các đột biến di truyền trong tế bào thanh quản. Những đột biến này khiến tế bào tăng sinh không kiểm soát và có thể hình thành u thanh quản.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thanh quản là gì?
Nguyên nhân gây đột biến dẫn đến ung thư thanh quản chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Ngoài ra, bạn cũng cần tích cực đề phòng nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:
Hút thuốc lá
Uống nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia)
Ít ăn trái cây và rau xanh
Nhiễm vi-rút HPV hoặc EBV
Phơi nhiễm với hóa chất, niken, amiăng trong thời gian dài
Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Mắc viêm thanh quản mạn tính.
Cách phòng ngừa ung thư thanh quản.
Không biện pháp phòng ngừa nào có thể đảm bảo chắc chắn 100% rằng bạn sẽ không mắc ung thư thanh quản. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư thanh quản cho bản thân bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh.
Không hút thuốc: Nếu bạn có thói quen hút thuốc, hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn về cách bỏ thuốc, cũng như các loại thuốc và sản phẩm thay thế nicotine nên dùng.
Không uống hoặc uống ít đồ uống có cồn: Người trưởng thành khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên uống tối đa một ly rượu đối với phụ nữ và hai ly đối với đàn ông.
Ăn nhiều và đa dạng các loại trái cây và rau xanh để bổ sung vitamin và các chất chống Oxy hóa.
Quan hệ tình dục an toàn bằng cách hạn chế số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh nhiễm vi-rút HPV, tiêm vắc-xin HPV.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư, nhất là những người trong độ tuổi từ 40 – 50.
Jamie Yeo chia sẻ hành trình bất ngờ của cô đối mặt với ung thư vú từ giai đoạn chẩn đoán cho đến hồi phục, những góc nhìn mới của cô về cuộc sống và cách cô nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ tại Bệnh viện Gleneagles ở Singapore.
Bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi không? Tìm hiểu tất cả về ung thư phổi và nguyên nhân của nó, cũng như các cách sàng lọc, điều trị và phòng ngừa. Bác sĩ Kristine Xie từ Parkway Shenton giải thích.
Hầu hết các bệnh ung thư da đều có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về phẫu thuật vi mô Mohs và cách nó điều trị ung thư da hiệu quả với sẹo tối thiểu.
Đối phó tình trạng ung thư tái phát đặt ra những thách thức lớn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tìm hiểu thêm về tình trạng nghiêm trọng này và phương pháp để kiểm soát nó.
Sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp, phức tạp và đa dạng với hơn 70 phân nhóm khác nhau. Tiến sĩ Richard Quek, bác sĩ ung thư nội khoa tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích thêm.
Ung thư có thể ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Khám phá ai có thể dễ mắc bệnh hơn, các triệu chứng không nên bỏ qua và thời điểm tốt nhất để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư được khuyến nghị.