Dr Ang Pek Kiang Leonard
Bác sĩ nhãn khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhãn khoa
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Bác sĩ nội tiêu hóa
Khi con cái đã quay lại trường, có lẽ bạn đã quen với các thói quen vào buổi sáng và làm bài tập vào buổi tối. Trường học là một nơi vô cùng quan trọng để trẻ em thu nạp kiến thức và phát triển các kỹ năng về trí tuệ và tương tác xã hội – nhưng cũng là điểm nóng tập trung các vi khuẩn và virus.
Vì vậy, bạn hãy chắc chắn là đã chuẩn bị cho điều không tránh khỏi: các bệnh lý sau khi đi học trở lại. Các chuyên gia tại Bệnh viện Mount Elizabeth sẽ giải thích về 5 loại bệnh tuổi thơ phổ biến và một số lời khuyên để giúp con bạn hồi phục nhanh chóng hơn.
Có lẽ bạn đã thuộc lòng các cách thức điều trị: Xử lý các cơn sốt nhẹ, ngạt mũi, ho, và đau họng với thật nhiều nước và nghỉ ngơi.
Cảm lạnh thường kích thích một phản ứng từ hệ miễn dịch, gây ra:
Trẻ cũng có thể phát triển các triệu chứng như ngạt mũi hay chảy mũi, và sốt nhẹ.
Nếu cơn sốt kéo dài hơn 5 ngày, hoặc nếu có cảm giác buồn nôn hoặc tiêu chảy, bệnh nhân được khuyên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ Leong Hoe Nam, một bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, giải thích rằng dù trường hợp hiếm khi cảm lạnh thông thường phát triển thành bệnh lý nghiêm trọng hơn, như viêm phổi, nhưng sẽ tốt hơn nếu đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng biểu hiện kèm ho nhiều, khó thở, và sốt kéo dài.
Dù cảm lạnh thông thường là một chứng nhiễm trùng nhẹ, nhưng chúng chủ yếu là sự phiền toái hơn gây ra các căn bệnh nghiêm trọng. "Đủ nước và nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng trong việc hồi phục nhanh chóng," Bác sĩ Leong chia sẻ.
Lời khuyên để phòng ngừa: Hãy chắc chắn con cái của bạn rửa tay thật sạch và thường xuyên, nhắc nhở trẻ không nên chạm vào mắt, mũi, hay miệng. Bạn cũng có thể củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ bằng cách đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, và vận động thể chất nhiều.
Viêm cúm, thường được biết đến với tên gọi tắt “cúm”, có tốc độ lây nhiễm cực kỳ nhanh. So với cảm lạnh thông thường, cúm biểu hiện với các cơn sốt nặng hơn, đau đầu và nhức cơ, và giảm ho, đau họng và sổ mũi.
Cúm thường sẽ biểu hiện nặng hơn, và bệnh nhân có nhiều khả năng phải nằm trên giường trong suốt giai đoạn bệnh. Đặc biệt là khi cúm xâm nhập cơ thể trẻ em và người cao tuổi, người bệnh có khả năng cao sẽ phát triển chứng viêm phổi. Bác sĩ Leong khuyên các bệnh nhân nên đi khám bác sĩ sớm trong các trường hợp này, để làm giảm nguy cơ bệnh trở nên xấu hơn.
Lời khuyên để phòng ngừa: Tiêm phòng viêm cúm có hiệu quả đến 90% trong việc phòng ngừa viêm cúm 2 tuần sau khi tiêm. Tuy vậy, trong các khoảng thời gian khác, hãy chắc chắn nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch và thường xuyên, và đeo khẩu trang để ngăn ngừa việc lây lan sang những người khác.
Đau mắt đỏ thường được sử dụng để chỉ bệnh được biết đến với cái tên y khoa: viêm kết mạc. Bệnh xuất hiện khi phần mắt được gọi là kết mạc bị viêm. Chứng viêm này có thể được gây ra bởi nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn, hoặc dị ứng. Viêm kết mạc do virus gây ra là loại thông thường nhất và cũng rất dễ lây. Viêm kết mạc do vi khuẩn ít phổ biến hơn, và cũng gây lây nhiễm.
Trẻ có thể kêu ca về một vài trong số các triệu chứng sau:
Theo Bác sĩ Leonard Ang, bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Mount Elizabeth, đau mắt đỏ có thể là hệ quả của nhiễm trùng hoặc dị ứng. "Nhiễm trùng thường được gây ra nhiều nhất bởi các loại virus - những loài cũng có thể liên kết với cảm lạnh. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng có thể được gây ra bởi dị ứng. Các trường hợp bệnh do dị ứng gây ra thường sẽ xảy đến cho những trẻ đang mắc phải các bệnh dị ứng khác, như bệnh sốt cỏ khô hoặc viêm da cơ địa" Bác sĩ Ang cho biết.
Do đau mắt đỏ thường được gây ra bởi các loại virus nhất, bệnh thường sẽ tự khỏi khi không cần điều trị. Tuy vậy, nếu bệnh lý được gây ra bởi nhiễm trùng vi khuẩn, trẻ sẽ cần dùng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Trong các trường hợp nặng, viêm kết mạc có thể gây ra viêm giác mạc (phần trong suốt ở vị trí trung tâm của mắt) - bệnh lý có khả năng gây giảm thị lực.
Bất kể phương pháp điều trị cần thiết là gì, Bác sĩ Ang đều khuyến khích đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhằm xác định chẩn đoán và chắc chắn rằng đôi mắt của trẻ không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. "Nếu viêm kết mạc diễn biến ở mức độ nặng, kéo dài, hoặc kèm theo các cơn đau và giảm thị lực, thì bệnh nhân nên được các bác sĩ chuyên khoa mắt khám ngay lập tức" Bác sĩ Ang khuyên.
Lời khuyên để phòng ngừa: Đau mắt đỏ rất dễ dàng lây lan từ người sang người, đây là lý do vì sao trẻ em được chẩn đoán bệnh phải nghỉ học cho đến khi đã bắt đầu được điều trị và không còn ở trong giai đoạn lây nhiễm nữa. Nhắc nhở trẻ không nên động chạm vào mắt, mũi, hay miệng một cách thường xuyên – đây là một cách tốt để ngăn ngừa đau mắt đỏ, và các bệnh truyền nhiễm khác.
Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể mắc HFMD, nhưng trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh hơn.
Trẻ mắc HFMD có thể biểu hiện một vài triệu chứng điển hình bao gồm:
Theo như Bác sĩ Leong chia sẻ, "Những người nhiễm HFMD có thể dễ lây nhiễm qua các thành viên trong cùng một gia đình, vì vậy các cá nhân nhiễm bệnh nên được cách ly."
Đôi khi, các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh và tim có thể xảy ra.
Chìa khóa đến việc hồi phục nhanh chóng và hiệu quả là đủ nước và nghỉ ngơi. Uống các đồ uống có đá và chứa đường, hoặc kem que có thể hỗ trợ trong việc làm dịu đi các cơn đau gây ra bởi chứng lở loét trong miệng, và cung cấp nước cho cơ thể cùng một lúc. Các loại thuốc giảm đau cũng sẵn có.
Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng mất nước, họ có thể sẽ cần phải nhập viện để truyền nước.
Hãy lưu ý virus vẫn có thể được tìm thấy trong phân vài tháng sau khi đã hồi phục. Việc duy trì vệ sinh tay sạch sẽ là vô cùng quan trọng.
Lời khuyên để phòng ngừa: Không có vaccine (thuốc chủng ngừa) cho bệnh HFMD, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, cũng như tránh tiếp xúc với những người đã bị nhiễm bệnh.
Bệnh này tồi tệ hơn nhiều so với các cơn đau bụng. Bệnh gây ra các cơn nôn mửa, tiêu chảy, và đau bụng. Nhiều loại virus khác nhau – thường lây lan nhanh chóng trong các trung tâm chăm sóc trẻ em – có thể là tác nhân gây bệnh, nhưng phần lớn các loại virus gây bệnh viêm dạ dày sẽ được làm sạch ra khỏi cơ thể trong vài ngày cho đến 1 tuần, và chỉ đòi hỏi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Nếu các triệu chứng biểu hiện nhanh và đột ngột, uống nhiều nước và các đồ uống đẳng trương, tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, và các sản phẩm làm từ sữa trong vài ngày đầu tiên, cho đến khi các triệu chứng được giải quyết, Bác sĩ Kelvin Thia, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Mount Elizabeth, chia sẻ. Tuy vậy, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu đang sốt cao (hơn 38.5 độ C), mắc phải các cơn đau bụng nghiêm trọng, hoặc không thể hấp thụ nước do các cơn nôn mửa nặng.
Những người đang mắc phải các bệnh lý hiện có thường dung nạp việc mất nước và nhiễm trùng kém, và do đó nên đến gặp bác sĩ ngay khi mắc phải bệnh cúm dạ dày.
Lời khuyên để phòng ngừa: Nếu một ai đó trong gia đình mắc phải bệnh viêm dạ dày do virus, khả năng cao một người khác trong gia đình cũng sẽ mắc phải bệnh trong khoảng thời gian 48 tiếng sau đó. Cách tốt nhất để kìm hãm virus là cách ly người bệnh. Về phần cá nhân người bệnh, điều quan trọng là luôn duy trì vệ sinh tốt bằng cách rửa tay với xà phòng thường xuyên và giữ vệ sinh các bề mặt đã bị nhiễm bẩn.
Nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc quyết định xem con mình đã đủ khoẻ để đi học lại hay chưa, nhưng đưa ra quyết định đúng không hề khó như bạn nghĩ. Nếu con bạn đang cảm thấy không khoẻ, bạn có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm bằng cách giữ bé ở nhà cho đến khi bé không còn mang nguy cơ lây nhiễm nữa.
Nếu bạn không chắc chắn, hãy nhớ liên lạc với bác sĩ nhằm yên tâm hơn và giúp con bạn hồi phục nhanh chóng hơn.