Dr Wong Lisa
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Một số tình trạng có thể dẫn đến các triệu chứng phụ khoa bất thường. Nếu bạn lo lắng về một triệu chứng nào đó, hãy luôn trao đổi với bác sĩ.
Dưới đây là một số triệu chứng có thể là chỉ dấu cho một số bệnh phụ khoa thường gặp:
Bất thường về dịch tiết âm đạo
Sự tiết dịch của âm đạo là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm vệ sinh âm đạo. Những vấn đề thường gặp như nhiễm nấm âm đạo có thể gây ra sự thay đổi về lượng dịch tiết, độ đặc, màu sắc hay mùi của dịch tiết cùng với những cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như ung thư cổ tử cung cũng có thể là nguyên nhân của sự bất thường của dịch âm đạo. Hiện tượng dịch tiết có lẫn máu có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất đáng lo ngại và bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay.
Thường xuyên buồn tiểu không rõ lý do
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và điều này thường xảy ra sau khi quan hệ tình dục (đó là lý do tại sao nó còn được gọi là viêm bàng quang tuần trăng mật). Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề phụ khoa khác như u xơ tử cung (khối u lành tính trong tử cung có thể chèn ép vào bàng quang).
Chảy máu bất thường giữa các chủ kỳ kinh nguyệt
Hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như căng thẳng, mất cân bằng nội tiết hay nhiễm trùng. Những tình trạng nghiêm trọng hơn như polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung đều có thể gây nên hiện tượng này.
Đau rát khi quan hệ tình dục
Các cơn đau khi quan hệ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Chỉ riêng việc thiếu dịch bôi trơn cũng đã đủ để tạo nên những cảm giác đau đớn này. Những nguyên nhân khác có thể kể đến nhiễm trùng (nhiễm nấm âm đạo), co thắt âm đạo hay lạc nội mạc tử cung (tình trạng tế bào niêm mạc tử cung phát triển ngoài tử cung).
Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
Nhiều phụ nữ gặp tình trạng chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân có thể do âm đạo bị khô hay do quan hệ cường độ mạnh quá mức. Tuy nhiên, đây cũng là một triệu chứng thường gặp trong các vấn đề sức khỏe khác như polyp cổ tử cung hay ung thư cổ tử cung.
Đau vùng xương chậu/đau lưng không rõ nguyên nhân
Đây là một triệu chứng gây ra do nhiều vấn đề phụ khoa khác nhau như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu (viêm nhiễm ở cổ tử cung), u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
Chảy máu sau mãn kinh
Nếu bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn không nên bị chảy máu chút nào. Bác sĩ phụ khoa của bạn sẽ kiểm tra xem có polyp (tăng trưởng không phải ung thư), teo nội mạc tử cung (mỏng lớp niêm mạc tử cung), tăng sản nội mạc tử cung (dày lên niêm mạc tử cung) và ung thư từ cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung hay không.
Với rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hầu hết các vấn đề phụ khoa, bạn nên luôn luôn đến gặp bác sĩ phụ khoa để được đánh giá đúng cách. Trong một số trường hợp, bạn có thể được khuyến nghị làm xét nghiệm Pap smear (để sàng lọc ung thư cổ tử cung) hoặc siêu âm (để kiểm tra các vấn đề phát sinh từ tử cung hoặc buồng trứng).
Xét nghiệm Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhiễm HPV có thể gây ra phần lớn các loại ung thư cổ tử cung. Hiện nay, HPV có hơn 100 chủng loại khác nhau. Tuy là bệnh lây truyền qua đường tình dục, con đường lây nhiễm phổ biến khác còn thông qua dùng chung các đồ dùng cá nhân, tiếp xúc da thông thường của người bệnh. Bệnh này được tìm thấy ở 70% các cặp vợ chồng bình thường và nhiều người đôi khi còn bị nhiễm nhiều chủng HPV cùng lúc.
Nhiều trường hợp nhiễm HPV tự động khỏi mà không để lại hậu quả nào. Tuy nhiên, một vài chủng HPV nguy hiểm có thể gây ra thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung – nguyên nhân tiền ung thư mà không để lại bất kỳ triệu chứng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, những tế bào bất thường này có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Chính vì thế, thường xuyên thực hiện xét nghiệm Pap smear nhằm phát hiện sớm tình trạng tổn thương bất thường tế bào cổ tử cung, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.
Tiến sĩ Wong cho biết, xét nghiệm Pap smear và HPV là xét nghiệm sàng lọc tốt để kiểm tra các tế bào tiền ung thư trên cổ tử cung. "Nếu các tế bào bất thường được điều trị sớm, điều này có thể ngăn ngừa sự tiến triển thành ung thư cổ tử cung."
Bạn nên đi xét nghiệm Pap smear 3 năm một lần kể từ khi 25 tuổi (hoặc thường xuyên hơn, nếu bạn có triệu chứng hoặc đã được chẩn đoán nhiễm HPV trước đó) hoặc 5 năm một lần nếu xét nghiệm HPV nguy cơ cao của bạn âm tính.
Khi phát hiện các tế bào tiền ung thư, các bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ chúng bằng phẫu thuật Cryo (phá hủy các tế bào bằng cách sử dụng nitơ lỏng), phẫu thuật laser (đốt tế bào) hoặc khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (loại bỏ tế bào sử dụng vòng điện nóng).
Ngoài xét nghiệm Pap smear, bác sĩ cũng thường chỉ định siêu âm, xét nghiệm máu hay khám âm đạo để kiểm tra ung thư buồng trứng vì tình trạng này không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng.
Điều trị ung thư cổ tử cung sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh lý. Nếu ung thư được phát hiện vào giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung (phẫu thuật loại bỏ tử cung và cổ tử cung). Trong giai đoạn nghiêm trọng hơn của ung thư cổ tử cung, lựa chọn điều trị lúc này là kết hợp cả hóa trị và xạ trị để phá hủy tế bào ung thư. Một số trường hợp phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn rất sớm, phương pháp điều trị thường là sinh thiết chóp cổ tử cung hoặc cắt bỏ cổ tử cung (để loại bỏ cổ tử cung và mô cận tử cung) cho những phụ nữ muốn giữ lại khả năng sinh sản.
Các cuộc phẫu thuật ung thư cổ tử cung gần đây được thực hiện bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục nhanh và giảm được các cơn đau hậu phẫu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không phải nằm viện thời gian dài như những phẫu thuật mổ truyền thống.
Hầu hết trường hợp ung thư buồng trứng thường được phát hiện ở những giai đoạn sau hoặc khá muộn. Do đó, việc điều trị thường cần kết hợp hóa trị và phẫu thuật để loại bỏ tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và mạc nối.
U xơ tử cung là những khối u lành phát triển tại vùng cơ của tử cung.
Nhiều phụ nữ được chẩn đoán u xơ nhưng không có triệu chứng nào. Đôi khi, u xơ tử cung cũng gây ra các triệu chứng như đau và chảy nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, đau xương chậu/ lưng dưới và thường xuyên buồn tiểu.
Nếu u xơ nhỏ và không có triệu chứng nào, người bệnh có thể không cần phải điều trị vì đa phần u xơ sẽ teo lại khi vào kỳ mãn kinh. Đa số các trường hợp u xơ được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và giảm đi các cơn đau gây ra bởi u xơ. Nếu khối u phát triển quá lớn hoặc nhiều u xơ, nhiều nhân xơ, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Ngoài ra, hình thức phẫu thuật còn phụ thuộc vào số lượng, vị trí của u xơ và mong muốn mang thai người bệnh. Nếu người bệnh đã từng thực hiện phẫu thuật vùng chậu trước đó hoặc từng bị nhiễm trùng, việc tiến hành phẫu thuật u xơ ít xâm lấn có thể gặp khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ tổn thương ruột và bàng quang. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nội soi để thao tác mổ được dễ dàng và linh hoạt hơn. Chi phí cho phẫu thuật này tất nhiên cũng là yếu tố đáng cân nhắc.
Nếu u xơ của bạn nhỏ và không gây ra triệu chứng, có thể bạn sẽ không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào vì hầu hết các u xơ đều co lại khi mãn kinh.
Thực tế, yêu cầu được khám với một nữ bác sĩ là nhu cầu của hầu hết phụ nữ khi đi khám phụ khoa. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra yêu cầu này với bác sĩ nếu điều này giúp bạn có một cuộc thăm khám thoải mái hơn.
Nếu bạn muốn nói chuyện với một bác sĩ nữ, đừng ngại yêu cầu, bác sĩ Wong nói. "Bất kể giới tính, một bác sĩ giỏi sẽ muốn bạn cảm thấy thoải mái và giải thích những gì liên quan đến cuộc kiểm tra để giúp bạn thư giãn."
Nếu bạn có thêm câu hỏi về sức khỏe phụ nữ, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa.