Dr Dinesh Nair
Bác sĩ nội tim mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tim mạch
Stent là một ống nhỏ bằng kim loại hoặc nhựa được sử dụng để chống đỡ một lối đi bị tắc nghẽn. Ví dụ, khi cholesterol tích tụ làm tắc nghẽn động mạch vành, stent có thể được sử dụng để khôi phục lưu lượng máu và giảm nguy cơ đau tim.
Stent cũng có thể giúp ngăn ngừa phình mạch ở não cũng như mở các lối đi khác trong cơ thể, chẳng hạn như ống mật, đường hô hấp của phổi, niệu quản và động mạch chân.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể cần làm thủ thuật stent, hãy đi khám sàng lọc tim mạch hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Theo thời gian, các động mạch (mạch máu cung cấp máu đến và đi từ tim) thường bị tích tụ các mảng bám (hỗn hợp của cholesterol và canxi). Mảng bám này có thể cứng lại, gây tắc nghẽn và hạn chế quá trình máu lưu thông đến các cơ quan chính. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh lý như đau thắt ngực hoặc thậm chí là đau tim.
Stent là một lựa chọn điều trị lý tưởng cho bệnh nhân mắc bệnh tim vì chúng được biết đến với tỷ lệ thành công cao. Thông thường, stent được khuyến nghị đặt nếu bạn bị tắc nghẽn động mạch trên 70%.
Quy trình đặt stent được gọi là nong mạch. Đây thường là một thủ thuật ít xâm lấn được thực hiện dưới gây tê cục bộ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông tim, trong đó một dây dẫn đường mảnh tiếp đến là một ống thông (ống nhỏ) được đưa vào từ vùng háng hoặc cánh tay, qua các động mạch và hướng về phía tim. Một chất lỏng được gọi là "chất cản quang" sau đó được bơm lên ống thông để đánh dấu chính xác vị trí tắc nghẽn trên hình ảnh X-quang.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa thêm một ống thông thứ hai, lần này có gắn một quả bóng nhỏ đã được làm xẹp và một stent chưa được bung xung quanh. Sau khi thổi phồng quả bóng để làm giãn rộng động mạch, stent đã được nén này sẽ nở ra đúng vị trí và hoạt động như một giàn đỡ cho mạch máu bị tắc nghẽn. Chất cản quang sẽ được bơm vào động mạch của bạn một lần nữa để đảm bảo rằng máu đang lưu thông bình thường.
Sau thủ thuật này, có thể bạn sẽ cần ở lại bệnh viện qua đêm để bác sĩ theo dõi tình trạng của bạn.
Các bác sĩ sử dụng một số loại stent khác nhau, phổ biến nhất là Stent Kim loại Trần (Bare Metal Stents - BMS), Stent Phủ thuốc (Drug-Eluting Stents - DES) và Giàn đỡ mạch sinh học tự tiêu (Bioresorbable Vascular Scaffolds - BVS).
BMS là loại stent cơ bản nhất, có cấu trúc bằng thép không gỉ hoặc coban crom, không có thêm lớp phủ. Mục đích chính của chúng là để chống đỡ cho động mạch được mở và không thể loại bỏ sau khi đã được đưa vào.
DES được làm bằng kim loại tương tự BMS. Tuy nhiên, chúng còn được phủ thêm các loại thuốc được giải phóng dần vào hệ thống máu để giảm nguy cơ hình thành mô sẹo trong động mạch, sự tích tụ mô sẹo có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn khác. Lợi ích bổ sung này là lý do tại sao chúng được sử dụng phổ biến hơn nhiều so với BMS.
BVS khá mới và không giống như BMS và DES, không được thiết kế để tồn tại vĩnh viễn. Chúng được làm từ một vật liệu sinh học tự tiêu như magie hoặc polyme không kim loại, đồng thời cũng được phủ thuốc để ngăn động mạch bị thu hẹp trở lại. Cấu trúc này được thiết kế để hòa tan trong máu sau khoảng 2 năm, không để lại dấu vết của stent, nhưng đảm bảo động mạch đã được giãn đủ để ngăn ngừa các tắc nghẽn tái phát.
Các lựa chọn stent khác ít phổ biến hơn (và đắt tiền hơn) bao gồm:
Stent có thể gây ra tình trạng đông máu, và việc này có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Theo báo cáo, khoảng 1 - 2% số người có động mạch đã được đặt stent sẽ phát triển tình trạng cục máu đông tại vị trí stent.
Để ngăn ngừa tình trạng đông máu, các bác sĩ thường sẽ kê một số loại thuốc.
Có một số điều bạn có thể làm sau khi đặt stent để giúp đảm bảo quá trình phục hồi tốt và ngăn ngừa biến chứng. Bao gồm:
Tất cả các loại stent đều có ưu điểm và nhược điểm. Ví dụ, một ưu điểm của BMS là bạn sẽ không cần thực hiện liệu pháp kháng tiểu cầu kép (kết hợp các loại thuốc làm loãng máu) trong hơn một tháng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tiếp tục dùng aspirin suốt phần đời còn lại, và ngay cả như vậy, vẫn có khả năng BMS của bạn sẽ hỏng. Trên thực tế, khoảng một phần tư số động mạch có stent BMS sẽ bị tắc lại trong vòng 6 tháng.
Stent DES được thiết kế đặc biệt để khắc phục vấn đề này, và giảm nguy cơ động mạch bị thu hẹp trở lại xuống dưới 10%. Nếu có phần tắc nghẽn lớn hơn hoặc có yếu tố nguy cơ bổ sung như tiểu đường, đặc biệt bạn sẽ nhận được lợi ích từ việc này. Tuy nhiên, quá trình chữa lành bên trong sẽ mất nhiều thời gian hơn so với BMS, vì vậy bạn sẽ cần thực hiện liệu pháp kháng tiểu cầu kép trong ít nhất một năm sau thủ thuật để giảm nguy cơ đông máu.
Có vẻ như BVS là lựa chọn hiển nhiên - xét cho cùng, chúng được thiết kế tốt để thúc đẩy quá trình chữa lành và phục hồi động mạch về trạng thái tự nhiên - nhưng vì công nghệ này còn quá mới nên cần có thêm nhiều nghiên cứu về hiệu quả của nó. Bác sĩ của bạn cũng sẽ không đề xuất loại này nếu động mạch của bạn đã bị xơ cứng đáng kể.
Tôi thường dành một khoảng thời gian hợp lý để thảo luận về những ưu và nhược điểm của từng loại stent với bệnh nhân và gia đình, Bác sĩ Nair chia sẻ. "Vì BVS còn tương đối mới nên chúng chỉ có dữ liệu trong hơn 8 năm với kết quả khác nhau, DES có dữ liệu hơn 10 năm. BMS đã có trên 20 năm dữ liệu vì chúng đã được sử dụng từ những năm 1980."
Theo nguyên tắc chung, chúng tôi cân nhắc sử dụng BVS nếu phần tắc nghẽn có thể được điều trị bằng phương pháp đặt stent thông thường. Tuy nhiên, vì đây là một thiết bị tương đối mới nên việc sử dụng stent này hiện chỉ giới hạn ở những trường hợp tắc nghẽn đơn giản, ít phức tạp hơn. Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi có thêm dữ liệu trong những năm tới và cho đến khi chúng ta có thêm kinh nghiệm với công nghệ này.
Một số bệnh viện cung cấp các loại stent chất lượng cao và kỹ thuật đặt stent, chẳng hạn như Siêu âm Nội mạch (IVUS) và Chụp cắt lớp quang học mạch vành (OCT), có thể giúp đảm bảo bạn được lựa chọn kích cỡ stent chính xác và bác sĩ có thể đặt stent thành công. Điều này có thể giúp giảm thiểu tình trạng stent hỏng.
Nếu bạn lo ngại về sức khỏe tim mạch của mình, hãy nhớ đi khám sàng lọc tim mạch thường xuyên có thể giúp xác định những rủi ro tim mạch tiềm ẩn.
Để tìm hiểu thêm về nong mạch và stent, hoặc để tìm phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh tim mạch của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.