Dr Loi Shen-Yi Kelly
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Đến kỳ kinh và bạn lại cuộn tròn trên giường với túi chườm nóng trên bụng. Nếu điều này bắt đầu nghe quá quen thuộc, bạn không phải là người duy nhất.
Phụ nữ trải nghiệm kỳ kinh nguyệt đau đớn ở độ tuổi thiếu niên khi mới bắt đầu có kinh nguyệt là điều không hiếm.
Nhưng khi đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn về sau, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn. Những cơn đau như vậy có khả năng phản ánh vấn đề ở tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác - vấn đề có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và khả năng thụ thai của bạn.
Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến gây ra chu kỳ kinh nguyệt đau bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, và cách điều trị.
U xơ tử cung là u không ung thư phổ biến phát triển trong thành cơ trơn của tử cung. Kích thước của chúng có thể thay đổi, khá nhỏ (khoảng 6 milimet) đến lớn hơn cả dưa lưới. Bạn có thể chỉ mang một u xơ hoặc một vài u xơ cùng lúc.
Nhiều phụ nữ có u xơ tử cung tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời nhưng không biết vì chúng thường không biểu hiện triệu chứng. Bác sĩ có thể phát hiện u xơ tình cờ khi khám vùng chậu hay siêu âm thai kỳ.
U xơ tử cung có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thường tùy thuộc vị trí của u xơ. U xơ dưới niêm mạc là loại có nhiều khả năng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của bạn. Loại u xơ này có thể làm méo mó tử cung và cản trở việc trứng thụ tinh làm tổ.
Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào vấn đề tiềm ẩn, cũng như độ tuổi của bệnh nhân và mong muốn duy trì khả năng sinh sản. Phẫu thuật bảo tồn để loại bỏ u xơ niêm mạc trong khi vẫn giữ nguyên buồng trứng và tử cung có thể phù hợp hơn cho những phụ nữ mong muốn duy trì khả năng mang thai.
Cắt bỏ u xơ nội soi tử cung là quy trình được khuyến nghị để loại bỏ u xơ. Quy trình này được thực hiện dưới dạng phẫu thuật ngoại trú mà không cần rạch bụng và hầu như không có sự khó chịu sau phẫu thuật. Phẫu thuật bằng nội soi (phẫu thuật lỗ khóa) và mở bụng (phẫu thuật mở) là những lựa chọn thay thế để phẫu thuật loại bỏ u xơ tử cung.
Ngoài ra cũng có những phương pháp không phẫu thuật để điều trị u xơ tử cung, chẳng hạn như:
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý đau đớn, xảy ra khi mô bình thường hình thành niêm mạc tử cung của bạn lại phát triển bên ngoài tử cung, ví dụ như trong buồng trứng, vòi trứng, sau tử cung, và trên bàng quang. Giống như niêm mạc tử cung, mô lạc nội mạc tử cung sẽ vỡ ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt và điều này gây ra đau đớn, đặc biệt là trong kỳ kinh của bạn.
Các dây dính (mô sẹo) có thể hình thành bên trong vùng xương chậu tại những nơi xảy ra hiện tượng chảy máu. Điều này có thể khiến cho các cơ quan dính lại, cũng gây đau đớn. Vấn đề về sinh sản cũng có thể phát triển.
Điều trị lạc nội mạc tử cung thường được thực hiện bằng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và liệu bạn có hy vọng muốn sinh con hay không.
Liệu pháp hoocmon
Phẫu thuật
Nếu bạn mắc lạc nội mạc tử cung và đang cố gắng mang thai, phẫu thuật để loại bỏ càng nhiều mô lạc nội mạc tử cung càng tốt trong khi vẫn bảo toàn tử cung và buồng trứng (phẫu thuật bảo tồn) có thể nâng cao khả năng thành công của bạn. Nếu bệnh gây đau đớn nghiêm trọng, bạn cũng có thể hưởng lợi từ phẫu thuật – tuy nhiên, bệnh và triệu chứng đau đớn có thể tái phát.
Bác sĩ có thể thực hiện quy trình này bằng phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật ổ bụng truyền thống trong những trường hợp nặng hơn. Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn một dụng cụ quan sát mảnh (ống nội soi) qua một vết cắt nhỏ gần rốn của bạn và luồn dụng cụ khác vào thông qua một vết cắt nhỏ khác để cắt bỏ mô lạc nội mạc.
Nếu bạn sắp mãn kinh và có triệu chứng nghiêm trọng thì bạn có thể cân nhắc đến phẫu thuật triệt để hơn nhưng quyết liệt hơn như loại bỏ tử cung, buồng trứng và vòi trứng. Cắt bỏ tử cung thường được xem là lựa chọn cuối cùng, đặc biệt với những phụ nữ còn trong lứa tuổi sinh sản vì bạn sẽ không thể có con sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Nang là các túi chứa đầy dịch có thể hình thành trong buồng trứng như là một phần của một nang trứng, phát triển hàng tháng cùng với trứng. Khi trứng không được giải phóng (nghĩa là rụng trứng không xảy ra) hoặc túi chứa trứng không phân giải sau khi trứng được giải phóng, chúng có thể hình thành một u nang. Ngoài ra cũng có u nang lành tính (không phải ung thư) và các u nang hiếm khi là u ác tính, chúng có thể hình thành trong buồng trứng.
Hầu hết phụ nữ sẽ gặp phải u nang buồng trứng ít nhất một lần. Phần lớn các u nang không được phát hiện vì chúng không gây đau và không có triệu chứng, chúng được phát hiện trong quá trình kiểm tra vùng chậu thường xuyên.
Một số u nang buồng trứng có thể có liên quan đến giảm khả năng sinh sản, tùy thuộc loại u nang buồng trứng mà bạn có.
Các u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn bao gồm:
Hầu hết u nang buồng trứng sẽ tự nhiên biến mất. Nếu bạn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào gây phiền toái, đặt biệt là nếu bạn vẫn chưa mãn kinh, bạn sẽ muốn chờ đợi và quan sát thêm một thời gian. Bác sĩ phụ khoa có thể kiểm tra lại sau 1-3 tháng để xem có bất kỳ thay đổi nào ở khối u nang hay không.
Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự bị thuyết phục, bạn có thể chọn bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai. Thuốc có thể làm giảm đau đớn bằng cách ngăn chặn rụng trứng, làm giảm khả năng hình thành u nang mới.
Ngoài ra, phẫu thuật có thể cần thiết để xác nhận chẩn đoán u nang buồng trứng, để loại bỏ các u nang dai dẳng, ngày càng phát triển lớn, hoặc gây đau đớn cho bạn.
Phẫu thuật cắt bỏ u nang được thực hiện khi có những lo ngại về tính ác tính (ung thư) trong các u nang buồng trứng. Thủ thuật này thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi (phẫu thuật qua lỗ khóa).
Ngoài ra, nếu u nang không tự biến mất, phát triển lớn hơn hoặc gây đau đớn, phẫu thuật cũng là một lựa chọn.
Bác sĩ phụ khoa có thể thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ u nang (nếu u nang của bạn không phải là ung thư). Thủ thuật này bao gồm việc tạo một vết mổ nhỏ gần rốn, sau đó đưa một dụng cụ nhỏ vào ổ bụng để cắt bỏ u nang.
Nếu khối u là ung thư, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của ung thư, bác sĩ có thể loại bỏ các cơ quan khác của đường sinh dục nữ và các hạch bạch huyết lân cận.
Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội, đừng xem đó là điều bình thường – hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra.
Phụ nữ trên 25 tuổi nên đi khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo không mắc phải các tình trạng sức khỏe chưa được chẩn đoán (đặc biệt là các vấn đề sức khỏe sinh sản nếu bạn có kế hoạch sinh con). Các xét nghiệm trong một cuộc kiểm tra phụ khoa thông thường sẽ giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào, từ đó bạn có thể được điều trị kịp thời nếu cần.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai, hãy gặp bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ giải thích tất cả các lựa chọn và kết quả khả thi trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào. Trong trường hợp này, việc tìm kiếm phương pháp điều trị càng sớm càng tốt sẽ có lợi cho bạn vì khả năng sinh sản giảm dần theo tuổi tác.