Tất cả những điều cần biết về phẫu thuật đục thủy tinh thể

Nguồn: Shutterstock

Tất cả những điều cần biết về phẫu thuật đục thủy tinh thể

Cập nhật lần cuối: 18 Tháng Mười 2018 | 4 phút - Thời gian đọc

Tiến sĩ Loh Boon Kwang, bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ với chúng ta lý do tại sao chúng ta không nên trì hoãn việc điều trị đục thủy tinh thể và các loại phẫu thuật hiện có để giúp bạn phục hồi thị lực.

Rất có thể bạn biết một thành viên trong gia đình hoặc người thân đã bị đục thủy tinh thể hoặc đã trải qua phẫu thuật đục thủy tinh thể. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì ở Singapore, đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến khoảng 80% dân số trên 60 tuổi và 95% dân số trên 70 tuổi. Trên thực tế, hơn 30% người tuổi từ 45 trở lên bị đục thủy tinh thể ở một mức độ nào đó.

Sự hiện diện của các vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như cận thị nặng, hút thuốc, huyết áp caotiểu đường, cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể của bạn. Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ một cách đầy đủ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường về mặt thống kê phải đối mặt với nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể cao hơn 60%.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến thị lực như thế nào

Đục thủy tinh thể là tình trạng mờ đục của thủy tinh thể trong suốt trong mắt. Ở giai đoạn đầu, thường chỉ có một phần nhỏ của thủy tinh thể mắt bị ảnh hưởng và do đó có thể không có mất thị lực đáng kể. Khi tình trạng đục thủy tinh thể ngày càng lan rộng trên thủy tinh thể và làm biến dạng ánh sáng đi qua, tầm nhìn của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể

Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể là do lão hóa hoặc tổn thương đến các mô tạo nên thủy tinh thể mắt.

Nó cũng có thể là kết quả của một số rối loại di truyền, các tình trạng mắt khác, phẫu thuật mắt trước đó hoặc các tình trạng y tế như bệnh tiểu đường.

Sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài cũng có thể khiến đục thủy tinh thể phát triển.

Các dấu hiệu và triệu chứng của đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể có thể phát triển ở bất kỳ độ tuổi nào, ngay cả khi bạn không có nguy cơ cao mắc bệnh. Hãy để ý đến những triệu chứng này và tham khảo ý kiến của một chuyên gia nhãn khoa để nhận chẩn đoán, điều này chỉ để đảm bảo an toàn:

  • Bạn có tầm nhìn mờ hoặc nhòe, và mọi thứ dường như mờ ảo
  • Khó nhìn vào ban đêm. Bạn có thể bắt đầu nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng, điều này cản trở các hoạt động, như lái xe vào ban đêm
  • Bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh, điều này gây đau mắt
  • Nhìn một hình ảnh thấy thành hai. Còn được gọi là song thị, nhìn đôi có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng, di chuyển và đọc của bạn.
  • Theo thời gian, tầm nhìn của bạn có thể thay đổi sang màu nâu hoặc vàng, điều này ảnh hướng đến khả năng phân biệt một số màu nhất định.

Tin tốt lành là phẫu thuật đục thủy tinh thể rất phổ biến và nhìn chung là một thủ thuật an toàn. Việc cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo, chẳng hạn như loại đa tiêu cự và các loại khác, có thể sửa chữa cận thị và viễn thị, cũng như loạn thị và lão thị. Nếu bạn phù hợp với loại thủy tinh thể đa tiêu cự, bạn hoàn toàn có thể không cần đeo kính mắt và tiến hành các hoạt động hàng ngày với tầm nhìn gần như hoàn hảo.

Chẩn đoán sớm và điều trị bệnh đục thủy tinh thể kịp thời có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trì hoãn điều trị có thể đến lúc thủy tinh thể không còn ổn định, và xuất hiện thêm các biến chứng khác như bệnh tăng nhãn áp. Phẫu thuật cũng đi kèm với nguy cơ biến chứng tăng cao, tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật giảm đi và quá trình hồi phục kéo dài hơn với kết quả kém khả quan, so với việc điều trị tình trạng bệnh từ sớm.

Các loại phẫu thuật đục thủy tinh thể

Cách phẫu thuật thay thế đục thủy tinh thể bằng thủy tinh thể nhân tạo

Có hai loại phương pháp phẫu thuật chính để điều trị bệnh đục thủy tinh thể.

1. Phẫu thuật đục thủy tinh thể sử dụng phương pháp Phacoemulsification

Thủ thuật bắt đầu với thuốc gây mê nhẹ được áp dụng bởi một bác sĩ gây mê để bạn không cảm thấy gì. Một khi điều này đã được hoàn thành, bác sĩ tiến hành tạo một vết rạch nhỏ bên trên mép giác mạc để tiến vào bên trong mắt. Họ sẽ phá vỡ đục thủy tinh thể bằng siêu âm và loại bỏ nó. Sau đó một chiếc thủy tinh thể nhân tạo sẽ được cấy vào để phục hồi thị lực của bạn. Không cần phải khâu vết mổ vì nó thường sẽ tự lành.

Toàn bộ quá trình mất khoảng 30 đến 45 phút và được xem là ca phẫu thuật trong ngày nên bạn không cần phải ở lại qua đêm.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn ngừa nhiễm trùng. Mắt của bạn thường sẽ hồi phục hoàn toàn sau một tháng.

Phacoemulsification là quy trình phẫu thuật đục thủy tinh thể tiêu chuẩn và có tỷ lệ thành công cao đến 95%. Đây vẫn là quy trình được lựa chọn và phù hợp với hầu hết bệnh nhân.

2. Phẫu thuật đục thủy tinh thể có hỗ trợ bằng tia laser

Thủ thuật này tương tự phương pháp phẫu thuật phacoemulsification sử dụng năng lượng siêu âm để phá vỡ đục thủy tinh thể. Điểm khác biệt ở đây là tia laze được dùng để thay thế một số bước trong thủ thuật. Phẫu thuật đục thủy tinh thể có hỗ trợ bằng tia laser sử dụng một loại laser femtosecond để loại bỏ đục thủy tinh thể một cách chính xác, thay thế các vết rạch được tạo thủ công.

Những rủi ro của phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể nhìn chung là an toàn. Tuy nhiên giống như các loại phẫu thuật khác, nó tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng tiềm ẩn nguy cơ bong võng mạc. Điều này xảy ra khi võng mạc, nằm ở phía sau của mắt, tróc ra khỏi vị trí của nó. Dấu hiệu của bong võng mạc bao gồm:

  • Cảm giác như một tấm rèm che khuất một phần mắt
  • Xuất hiện những chấm nổi mới trong thị lực
  • Nhìn thấy ánh sáng lóe lên

Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên.

Những mẹo dành cho hậu phẫu thuật đục thủy tinh thể

Quá trình hồi phục sau phẫu thuật đục thủy tinh thể thường nhanh chóng và không có biến chứng. Bạn có thể dễ dàng tiếp tục các hoạt động thường ngày sau một ngày phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận hơn đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật. Sau đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng để có quá trình phục hồi tốt nhất và ngăn ngừa những biến chứng trong tương lai:

  • Ngay lập tức sau khi phẫu thuật, tránh cúi người để không tạo ra áp lực không cần thiết lên mắt.
  • Nếu có thể, đừng hắt hơi hoặc nôn ngay sau phẫu thuật
  • Đừng lái xe vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật
  • Uống đủ thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ mắt chống viêm được kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Đừng nâng bất cứ vật nặng nào hoặc tham gia vào các hoạt động gắng sức trong một vài tuần
  • Cẩn thận khi đi lại để tránh tông phải cửa hoặc các vật thể khác
  • Tránh bơi lội hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật để tránh nhiễm trùng
  • Đừng khiến mắt phải tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, gió và phấn hoa trong vài tuần đầu tiên sau phẫu thuật
  • Đừng dụi mắt sau phẫu thuật

Hiện chưa có đủ bằng chứng để xác nhận liệu phẫu thuật đục thủy tinh thể có hỗ trợ bằng tia laser hay phẫu thuật đục thủy tinh thể tiêu chuẩn sẽ mang lại kết quả tốt hơn, vì điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng mắt của bạn. Bạn nên thảo luận với bác sĩ nhãn khoa để quyết định phương pháp phẫu thuật nào phù hợp hơn với mắt của bạn.

Sửa chữa tình trạng đục thủy tinh thể tại Bệnh viện Mount Elizabeth với chi phí $0

Một người phụ nữ đang được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra mắt

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù trên thế giới, và phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất. Với Gói Bảo Hiểm Tích Hợp Integrated Shield Plan và gói bảo hiểm hỗ trợ đầy đủ* chi trả cho mọi bệnh viện tư nhân, bạn có thể được hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị tại các bệnh viện Mount Elizabeth.

Gói Bảo Hiểm Tích Hợp nằm ngoài gói MediShield Life và cung cấp thêm bảo hiểm cho hạng phòng B1 và A, ngay cả tại các bệnh viện tư nhân như Mount Elizabeth. Một gói bảo hiểm bổ sung đầy đủ sẽ chi trả mọi đồng bảo hiểm và các khoản khấu trừ trong hoá đơn.

Điều này có nghĩa là với cả Integrated Shield Plan và gói hỗ trợ đầy đủ, bạn sẽ không phải trả tiền mặt cho phẫu thuật đục thủy tinh thể vì chúng sẽ được chi trả toàn bộ.

Nếu gói bảo hiểm hỗ trợ đầy đủ được mua sau ngày 8 tháng 3 năm 2018, bạn vẫn sẽ được chi trả toàn bộ đồng bảo hiểm và các khoản khấu trừ đến ngày 1 tháng 4 năm 2021. Sau ngày này, đồng thanh toán 5% sẽ được áp dụng.

Các gói giá cố định tại Bệnh viện Mount Elizabeth luôn sẵn sàng để bạn biết chính xác chi phí dự kiến. Gọi +65 9834 0999, WhatsApp +65 9834 0999, hoặc email askme@parkwaypantai.com để tìm hiểu liệu gói bảo hiểm của bạn có chi trả cho các bệnh viện Mount Elizabeth hay không.

*Điều khoản, điều kiện được áp dụng. Hợp lệ cho các gói bảo hiểm hỗ trợ đầy đủ được mua trước ngày 1 tháng 4 năm 2019. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập checkmyhealthcoverage.sg hoặc liên hệ những số điện thoại ở trên.

Prevalence, Risk Factors, and Impact of Undiagnosed Visually Significant Cataract: The Singapore Epidemiology of Eye Diseases Study. Retrieved on 1 Oct 2018 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5271362/

What is cataract? Retrieved 30 May 2018 from https://www.healthline.com/health/cataract

Vision Changes Related to Cataracts. Retrieved on 04 October 2018 from http://www.visionaware.org/info/your-eye-condition/cataracts/vision-changes-related-to-cataracts/125

Cataracts in Diabetic Patients: A Review Article. Retrieved on 04 October 2018 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3589218/

Cataracts and Diabetes. Retrieved on 04 October 2018 from https://www.diabetes.co.uk/diabetes-complications/cataracts.html

Cataract Surgery. Retrieved on 04 October 2018 from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cataract-surgery/about/pac-20384765

Femtosecond Laser-Assisted Cataract Surgery. Retrieved on 04 October 2018 from https://www.snec.com.sg/eye-conditions-and-treatments/common-eye-conditions-and-procedures/Pages/femtosecond-laser.aspx

Phacoemulsification for cataracts. Retrieved on 04 October 2018 from https://www.surgeryencyclopedia.com/Pa-St/Phacoemulsification-for-Cataracts.html

Laser-Assisted Cataract Surgery. Retrieved on 04 October 2018 from http://yoursightmatters.com/cataracts/laser-assisted-cataract-surgery/

Cataracts (2018, June 23) Retrieved December 28, 2020, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/diagnosis-treatment/drc-20353795

How Can Cataract Surgery Cause Retinal Detachment? (2020, July 12) Retrieved December 28, 2020, from https://www.webmd.com/eye-health/cataracts/qa/how-can-cataract-surgery-cause-retinal-detachment

Cataract Surgery Recovery: 8 Tips to Minimize Recovery Time (2019, July) Retrieved December 28, 2020, from https://www.allaboutvision.com/conditions/cataract-surgery-recovery.htm
Bài viết liên quan
Xem tất cả