Dr Chin Hsuan Crystal
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Sinh con lần đầu là trải nghiệm thay đổi cuộc sống và gây choáng ngợp cho nhiều người. Và khi đưa ra kế hoạch sinh con, việc biết nên bắt đầu từ đâu có thể không dễ dàng.
Hướng dẫn này phân tích các lựa chọn sinh con khác nhau cũng như lợi ích và rủi ro của chúng, để bạn có thể hiểu hơn về cách chuẩn bị và điều gì sẽ xảy ra khi chuyển dạ.
Luôn luôn trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa để nhận tư vấn chuyên nghiệp về lựa chọn nào tốt nhất cho bạn!
Trong một ca sinh ngả âm đạo điển hình, bạn sẽ trải qua tất cả các giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Túi ối, là một màng chứa đầy chất lỏng bao bọc em bé của bạn trong tử cung, có thể vỡ trước. Chất lỏng trong suốt, không mùi chảy ra được gọi là "vỡ ối".
Ngoài ra, bạn có thể gặp xuất huyết âm đạo trước, thường đi kèm với dịch nhầy âm đạo.
Đầu tiên bạn có thể bắt đầu cảm thấy những cơn co thắt – căng cứng và nhả lỏng tử cung, có thể có cảm giác giống bị chuột rút dữ dội hoặc có áp lực dịch chuyển từ lưng ra phía trước.
Cổ tử cung của bạn, ống nối giữa tử cung và âm đạo, cũng sẽ bắt đầu mở (dilate = giãn nở). Chuyển dạ "thật" về mặt kỹ thuật sẽ bắt đầu khi bạn gặp một cơn co thắt cách nhau 2 đến 3 phút, và khi cổ tử cung của bạn giãn nở từ 3cm trở lên.
Rốt cuộc, khi cổ tử cung đã mở đủ rộng, em bé của bạn sẽ đi vào ống sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy rát bỏng và áp lực dữ dội khi bạn rặn. Bạn có thể chọn gây tê ngoài màng cứng (để giảm đau trong khi chuyển dạ) nếu muốn giảm mức độ đau.
Sau khi đầu bé đã chui ra, bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể sẽ hút chất lỏng ối từ miệng và mũi của bé để bé có thể thở đúng cách trước khi bạn tiếp tục rặn.
Sau khi em bé của bạn đã chào đời (xin chúc mừng!), bạn sẽ cần phải sổ nhau thai, cơ quan đã phát triển trong suốt thai kỳ, để giúp nuôi dưỡng em bé của bạn trong tử cung. Đôi khi điều này xảy ra tự phát, và đôi khi bác sĩ của bạn có thể cần xoa bụng bạn để giúp nó bong ra.
Bạn nên lập kế hoạch sinh ngả âm đạo trừ khi bác sĩ của bạn khuyên không nên. Điều này đôi khi xảy ra nếu bạn có một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như cao huyết áp vì nó có thể dẫn đến biến chứng trong khi sinh.
Cũng có khả năng kế hoạch sinh nở của bạn sẽ đột xuất thay đổi. Với sinh ngả âm đạo, em bé của bạn lý tưởng nhất là sẽ ở đúng vị trí (đầu hướng xuống, mặt quay về phía lưng của bạn) trước khi vào ống sinh. Nhưng tất nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy! Em bé của bạn có khả năng quay sai hướng, hoặc đẩy vào đáy ống sinh bằng mông trước. Nếu bác sĩ của bạn không thể đổi hướng vị trí em bé của bạn, họ có thể phải thực hiện một ca mổ đẻ chưa được lên kế hoạch để đảm bảo em bé ra đời an toàn.
Sinh ngả âm đạo thường là một quá trình dài và mệt mỏi. Nhưng mặt tích cực là nó thường giúp thời gian nằm viện và thời gian hồi phục ngắn hơn so với mổ đẻ. Đối với sinh ngả âm đạo, bạn thường sẽ nằm viện trong 24 – 48 giờ. Thời gian nằm viện đối với mổ đẻ có thể lên tới 4 ngày.
Rất phổ biến việc trải qua rách âm đạo sau khi sinh ngả âm đạo. Trong hầu hết các trường hợp, những vết rách này là nhỏ và có thể dễ dàng được sửa chữa, nhưng thỉnh thoảng chúng có thể dẫn đến cơ vùng chậu yếu hơn và các vấn đề về tiểu tiện không tự chủ hoặc phân không tự chủ. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn lo ngại về các rủi ro của sinh ngả âm đạo.
Mổ đẻ là hình thức sinh con bằng phẫu thuật. Nếu bạn cần mổ đẻ, bác sĩ của bạn sẽ rạch một đường ngang, dưới trên bụng và tử cung của bạn để đỡ em bé ra. Để làm tê phần thân dưới của bạn, bạn sẽ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
Sau khi mổ đẻ, bạn có thể sẽ cần nằm viện khoảng 3 ngày để phục hồi. Sau đó bạn có thể cần một vài tuần ở nhà để nghỉ ngơi.
Các bác sĩ thường chỉ khuyên mổ đẻ nếu có lý do về sức khỏe đằng sau quyết định đó. Nhưng bạn cũng có thể lựa chọn mổ đẻ nếu cảm thấy điều đó phù hợp với mình.
Bác sĩ của bạn cũng có thể sẽ khuyến nghị mổ đẻ nếu sinh ngả âm đạo sẽ gây rủi ro cho bạn hoặc em bé. Một số lý do khiến bạn có thể cần mổ đẻ bao gồm:
Một số phụ nữ có thể chọn mổ đẻ vì những lý do ngoài y tế, và điều này có thể được thảo luận với bác sĩ. Ưu tiên chọn hình thức sinh mổ đẻ thường là do cha mẹ có quyền kiểm soát nhiều hơn trong việc quyết định khi nào em bé của họ được sinh ra, và nó cũng có thể giúp giảm bớt một số lo lắng về việc chờ đợi chuyển dạ bắt đầu.
Một số lợi ích của mổ đẻ là:
Mổ đẻ thường dễ dự đoán hơn sinh ngả âm đạo, nhưng nó cũng là một ca đại phẫu, nên không bất ngờ khi nó đi kèm một số rủi ro. Chúng bao gồm:
Nếu bác sĩ của bạn khuyên bạn nên mổ đẻ, đó là bởi họ tin rằng nó sẽ là một phương án an toàn hơn, khỏe mạnh hơn cho bạn và em bé của bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào.
Sinh ngả âm đạo sau khi đã từng mổ đẻ (VBAC) là điều thường khả thi, nhưng có nhiều yếu tố liên quan, vì vậy bạn sẽ cần thảo luận với bác sĩ của mình trước khi quyết định liệu nó có phù hợp với bạn không.
Một yếu tố lớn là vết sẹo của bạn. Nếu lần mổ đẻ trước đó của bạn là một ca khẩn cấp và dẫn đến một vết sẹo dọc, thì rủi ro vết sẹo này vỡ ra trong khi chuyển dạ là cao. Tuy nhiên, nếu vết sẹo của bạn ngang và ở phần thấp bụng, thì sinh ngả âm đạo sau mổ đẻ (VBAC) khả thi hơn.
Hãy nhớ rằng nếu bạn bị cao huyết áp trong suốt thai kỳ (tiền sản giật), đã trên 35 tuổi, hoặc chỉ số khối cơ thể của bạn cao hơn hoặc bằng 30, thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn không nên chọn VBAC.
Nếu một đứa trẻ trong gia đình bạn đã được sinh ra thông qua mổ đẻ, thì bạn có thể chọn sinh ngả âm đạo sau khi đã từng mổ đẻ (VBAC) cho lần mang thai tiếp theo.
Nếu thai kỳ của bạn thuận lợi và vết mổ ở lần mổ đẻ trước đó của bạn là một đường mổ ngang, thấp, bạn có thể là một ứng viên phù hợp cho VBAC (sinh ngả âm đạo sau khi đã từng mổ đẻ). Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để biết liệu đây có phải là một lựa chọn bạn có thể chọn hay không.
Bạn có thể là ứng viên phù hợp cho VBAC nếu bạn:
Các vấn đề có thể làm bạn không thể chọn VBAC bao gồm:
Phụ nữ đã có một lần sinh ngả âm đạo trước đó có khả năng cao nhất có thể thực hiện VBAC thành công.
Lợi ích của chọn VBAC bao gồm:
Có một số biến chứng có thể phát sinh với ca thử sinh sau khi đã từng mổ đẻ thất bại, thường hiếm, bao gồm vỡ tử cung.
Một ca mổ đẻ khẩn cấp sẽ trở nên cần thiết nếu vết sẹo trên tử cung của bạn từ ca mổ đẻ trước đó rách toạc trong khi thử sinh.
Điều trị các biến chứng có thể phát sinh cũng có thể liên quan đến việc cắt bỏ tử cung. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ không thể mang thai lại lần nữa.
Với sinh nhờ dụng cụ hút chân không, bạn sẽ trải qua tất cả các triệu chứng chuyển dạ sớm giống như sinh ngả âm đạo truyền thống. Điểm khác biệt sẽ đến khi em bé của bạn ở trong ống sinh. Một khi cổ tử cung của bạn đã mở đúng cách, bác sĩ của bạn sẽ sử dụng một dụng cụ hút chân không, với đặc trưng là một đầu hình chén mềm để gắn lên đầu em bé, giúp hướng dẫn em bé ra khỏi ống sinh.
Nếu quá trình bé tụt xuống diễn ra chậm và bạn đã kiệt sức vì rặn trong nhiều giờ, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn thử sinh nhờ dụng cụ hút chân không. Đây cũng là lựa chọn nếu bạn có tình trạng sức khỏe như cao huyết áp hoặc bệnh tim, nhưng muốn tránh mổ đẻ.
Sinh nhờ dụng cụ hút chân không là một lựa chọn giá trị nếu quá trình chuyển dạ của bạn kéo dài quá lâu, hoặc em bé của bạn đang gặp căng thẳng. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với một số rủi ro. Bạn có thể để ý thấy những vết sưng nhỏ hoặc thậm chí là những vết cắt nhỏ, nông trên da đầu em bé của bạn sau khi sinh nhờ dụng cụ hút chân không. Hiếm hơn, sinh nhờ dụng cụ hút chân không có thể gây ra xuất huyết nội.
Nhưng đừng hoảng sợ – bác sĩ của bạn sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết và kiểm tra cẩn thận rằng em bé của bạn đang ở đúng vị trí để giảm thiểu những rủi ro này trước khi sử dụng dụng cụ hút chân không.
Kẹp Forceps là dụng cụ y tế trông hơi giống chiếc gắp salad cỡ lớn. Bác sĩ của bạn sẽ dùng chúng để kẹp nhẹ nhàng vào đầu em bé và hướng dẫn bé ra khỏi ống sinh. Bạn sẽ cần nằm ngửa ở tư thế nghiêng nhẹ với hai chân tách rộng để bác sĩ đưa forceps vào và xác định vị trí của đầu em bé. Khi bạn rặn, bác sĩ của bạn sẽ nhẹ nhàng hướng dẫn em bé xuống phía dưới. Đây là một lựa chọn thay thế sinh nhờ dụng cụ hút chân không.
Kẹp Forceps cũng có thể được sử dụng để xoay đầu của em bé nếu nó bị kẹt ở sai vị trí.
Bác sĩ thường sẽ chỉ khuyên bạn sinh nhờ kẹp forceps nếu bạn cần được trợ giúp trong khi sinh. Điều này có thể xảy ra nếu em bé của bạn không đi xuống ống sinh như dự tính, hoặc nếu bạn đang gặp khó khăn khi rặn.
Sinh nhờ kẹp forceps có thể giúp đỡ em bé của bạn ra đời nhanh chóng và an toàn nếu bé bị kẹt hoặc đang gặp căng thẳng. Tuy nhiên, khá giống sinh nhờ dụng cụ hút chân không, cũng có rủi ro kẹp forceps gây ra các chấn thương nông hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn đến đầu em bé của bạn. Đôi khi, kẹp forceps cũng có thể gây ra vấn đề cho bạn, chẳng hạn như tiểu tiện không tự chủ trong các giai đoạn ngắn hoặc làm yếu cơ vùng chậu.
Điều quan trọng nhất cần nhớ là bạn không thể dự đoán quá trình sinh nở của bạn sẽ ra sao. Dù bạn thích phương án nào, đôi khi mổ đẻ, sinh nhờ dụng cụ hút chân không, hoặc sinh nhờ kẹp forceps là điều không thể tránh khỏi. Nhưng có một điều bạn có thể thực hiện trước đó. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho một ca sinh nở không biến chứng là đặt mục tiêu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Làm theo các khuyến nghị của bác sĩ của bạn và cố gắng duy trì bình tĩnh và thư giãn, ngay cả khi bắt đầu chuyển dạ. Và hãy nhớ rằng: Bạn làm được mà!
Nếu bạn có thêm câu hỏi về thai kỳ hoặc các hình thức sinh nở, hãy hẹn tư vấn với chuyên khoa Sản phụ khoa.