Dr Pang Yi Ping Cindy
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Điều gì đánh dấu khởi đầu của cuộc chuyển dạ? Quá trình chuyển dạ có thể có nhiều hình thức:
Vì có thể chuyển dạ vào bất kỳ thời điểm nào, bạn nên đóng gói ba lô đi bệnh viện (cả ba lô của chồng bạn) sớm và chuẩn bị chúng sẵn sàng để việc đi bệnh viện của bạn được dễ dàng hơn.
Trong một vài trường hợp, quá trình chuyển dạ có thể được gây ra thay vì bắt đầu một cách tự nhiên. Ví dụ có thể là khi thai nhi không còn gia tăng trọng lượng trong tử cung và bác sĩ phụ khoa đã xác nhận rằng sẽ tốt hơn cho em bé ra đời để được theo dõi sát hơn bởi bác sĩ nhi khoa. Để khởi động chuyển dạ, bác sĩ phụ khoa thường sẽ đặt viên thuốc prostaglandin vào trong âm đạo của bạn để bắt đầu các cơn co thắt.
Có 3 giai đoạn của cuộc chuyển dạ:
Giai đoạn thứ nhất là sự bắt đầu các cơn co thắt đau đớn với tần suất đều đặn cho tới khi cổ tử cung mở hoàn toàn, tức là rộng 10cm. Nữ hộ sinh của bạn sẽ tiến hành thăm khám âm đạo thường xuyên để đánh giá tình trạng độ mở của cổ tử cung và phác họa sự tiến triển của cuộc chuyển dạ. Các cơn co thắt thường sẽ gia tăng cường độ trong suốt tiến trình chuyển dạ, với tần suất trung bình mỗi cơn co thắt xuất hiện sau khoảng 2 – 3 phút. Bạn có thể muốn yêu cầu giảm đau đặc biệt nếu bạn không chọn giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng. (Xem phần 2 để biết thêm về các lựa chọn giảm đau)
Giai đoạn thứ hai của chuyển dạ có thể kéo dài từ một vài phút đến 2 tiếng đồng hồ. Nữ hộ sinh của bạn sẽ thông báo với bạn khi quá trình mở rộng hoàn toàn cổ tử cung diễn ra. Pha chủ động rặn để đưa em bé ra bắt đầu. Bạn sẽ được đề nghị rặn xuống (đẩy) mỗi khi một cơn co thắt xuất hiện và việc lắng nghe các hướng dẫn của nữ hộ sinh để tích trữ càng nhiều năng lượng càng tốt cho mỗi lần rặn là rất quan trọng.
Khi bạn đang trong chuyển dạ, có khả năng bạn sẽ được yêu cầu chỉ được phép ăn những bữa nhỏ, vì vậy việc tích trữ năng lượng rất quan trọng! Ngoài ra, cách thức bạn thở trong suốt chuyển dạ cũng quan trọng, vì việc này ảnh hưởng đến sức mạnh và khả năng rặn để đưa em bé ra ngoài. Việc hít thở sâu vào cơ hoành được khuyến khích thay vì thở cạn, và đây là lý do tại sao các lớp tiền sản rất quan trọng vì chúng dạy bạn các kỹ thuật thở và cách thức chuẩn bị tốt hơn cho chuyển dạ.
Giai đoạn thứ ba của chuyển dạ bao gồm sự ra ngoài không đau của nhau thai trong vòng một vài phút sau khi em bé ra đời.
Đối với phần lớn các trường hợp mang thai đầu tiên, thời gian của quá trình chuyển dạ thường kéo dài 6 – 12 tiếng đồng hồ. Thời gian của các quá trình chuyển dạ cho các lần mang thai sau đó có thể nằm trong khoảng thời gian từ 2 – 8 tiếng đồng hồ. Sẽ có các biến đổi trong thời gian chuyển dạ, từ một vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi đến các cuộc chuyển dạ kéo dài, do các yếu tố như kích cỡ và vị trí của thai nhi, các cơn co thắt không đầy đủ hoặc kích cỡ khung chậu nhỏ hơn. Điểm mấu chốt là: mỗi người phụ nữ đều khác nhau, và hành trình chuyển dạ của bạn sẽ diễn ra một cách độc nhất riêng đối với bạn.
Để đối phó với các cơn đau chuyển dạ, bạn có thể cân nhắc các lựa chọn giảm đau phi y tế hoặc y tế.
Một vài phương pháp phi y tế:
Một vài lựa chọn giảm đau y tế:
Suốt quá trình sinh con, bạn có thể yêu cầu sử dụng khẩu trang ô xy để giúp hơi thở của bạn sâu hơn và đảm bảo em bé nhận được một nguồn cung cấp đủ ô xy (qua đó làm giảm khả năng em bé trở nên mệt mỏi quá mức, đặc biệt khi việc chuyển dạ kéo dài hơn)
Nói tóm lại, hình thức giảm đau cần dùng là một quyết định cá nhân của bạn.
Phương pháp đỡ đẻ thực sự đa dạng giữa các sản phụ khác nhau. Với một vài người, đó sẽ là sinh thường theo dạng rặn hoàn toàn tự nhiên của người mẹ. Với một vài người khác, đó có thể là sinh forceps, hoặc sinh hút chân không. Các phương pháp sau cũng được biết đến dưới cái tên đỡ đẻ có hỗ trợ, và thường xảy ra khi người mẹ chỉ có thể rặn đứa trẻ ra một phần và yêu cầu sự giúp đỡ của bác sĩ phụ khoa để đưa em bé ra ngoài hoàn toàn.
Tìm hiểu thêm về các phương pháp đỡ đẻ.
Khi nào bạn nên chọn mổ lấy thai (C-section)?
Điều gì xảy ra nếu đứa trẻ trở nên quá mệt mỏi trong suốt quá trình chuyển dạ? Vào lúc này, một ca phẫu thuật mổ lấy thai khẩn cấp sẽ phải được tiến hành để đưa em bé ra ngoài nhanh chóng nhất có thể. Cũng có khả năng phụ huynh yêu cầu một ca phẫu thuật mổ lấy thai theo lịch hẹn nếu họ không mong muốn sinh thường hoặc tình trạng hay tiền sử y khoa của người mẹ yêu cầu cần sinh mổ.
Trước và trong khi chuyển dạ, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc kế hoạch sinh nở của bạn thay đổi tùy theo các tình huống trong suốt quá trình chuyển dạ thực tế. Hãy nhớ rằng hành trình của mỗi người phụ nữ đều đặc biệt và sau cùng thì, điều quan trọng nhất là sự an toàn trong khi đón con yêu ra đời cho cả bạn và bé yêu của bạn.