Dr Chua Yu Kim Dennis
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Bs. Dennis Chua, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích điều xảy ra khi thức ăn đi xuống nhầm ống dẫn và các tình huống thường gặp nhất khi điều đó xảy ra.
Nếu nuốt đúng cách, thức ăn sẽ đi xuống thực quản vào dạ dày. Khi thức ăn đi xuống “nhầm ống dẫn”, nghĩa là khí quản, tình trạng nghẹn sẽ xảy ra.
Nghẹn có thể gây tắc một phần, nghĩa là chặn một phần đường thở. Việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng ngực, với các triệu chứng như ho, thở khò khè hoặc khó thở.
Khi đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn, đây là trường hợp khẩn cấp cần được điều trị ngay để loại bỏ dị vật đang chặn luồng khí. Não của con người bắt đầu chết trong vòng 5 phút ngừng thở. Tổn thương não không thể phục hồi xảy ra trong khoảng 10 phút.
Các loại thực phẩm phổ biến dẫn đến nghẹn, đặc biệt ở trẻ em, bao gồm
Tuổi cao
Khi tuổi tác ngày càng cao, phản xạ nôn có thể kém đi và điều này làm tăng nguy cơ bị nghẹn.
Uống đồ uống có cồn
Cơ chế nuốt và phản xạ nôn có thể bị suy giảm nếu bạn dùng quá nhiều đồ uống có cồn.
Bệnh dẫn đến các vấn đề khi nuốt
Bệnh Parkinson là một ví dụ về bệnh lý làm cản trở cơ chế nuốt. Bệnh nhân dễ bị nghẹn và nhiễm trùng ngực tái phát.
Ăn miếng lớn
Ăn một miếng bít tết lớn đến mức miệng không thể nhai có thể dẫn đến việc nuốt và thở sai cách, từ đó gây nghẹn. Ăn quá nhiều thực phẩm cỡ nhỏ như các loại quả hạch cùng một lúc cũng có thể gây nghẹn vì các loại quả này có kích thước nhỏ và có thể lọt vào đường thở.
Mất tập trung khi đang ăn
Thỉnh thoảng khi bạn nói cười và ăn cùng lúc, khả năng điều phối hoạt động nuốt và thở có thể bị mất và dẫn đến nghẹn. Đối với trẻ em, chạy trong khi ăn làm tăng nguy cơ bị nghẹn vì trẻ có thể nuốt trọng thức ăn khi hít thở sâu.
Bạn nên thực hiện ngay dấu hiệu phổ biến khi bị nghẹn bằng cách nắm lấy cổ bằng cả hai tay nếu có thể.
Nếu chỉ có một mình, bạn cần gọi ngay xe cấp cứu. Sau đó, bạn có thể cố gắng tự thực hiện thủ thuật Heimlich để tìm cách đẩy bật miếng thức ăn ra ngoài như chỉ dẫn bên dưới.
Người bị nghẹn mức độ nặng sẽ không thể nói, khóc, ho hoặc thở. Nếu không được trợ giúp, người bị nghẹn sẽ bị ngất xỉu. Để trợ giúp trường hợp nghẹn mức độ nặng:
Đôi khi thức ăn đi xuống “đúng ống dẫn” nhưng bị mắc kẹt. Đối với thức ăn mắc kẹt trong cổ họng chứ không phải đường thở, bạn có thể thử uống một chút nước để xem thức ăn có thể di chuyển xuống được không.
Tuy nhiên, nếu là hóc xương trong cổ họng, ĐỪNG cố tự mình lấy ra. Cố loại bỏ xương bằng cách dùng ngón tay hoặc nuốt đồ ăn nghiền nát như chuối có thể dẫn đến tổn thương quanh cổ họng.
Nếu mắc thức ăn trong họng và không thể lấy ra được, hãy đến ngay khoa cấp cứu (UCC). Thức ăn mắc trong họng làm tăng nguy cơ bị hít phải, nghĩa là thức ăn đi vào khí quản và điều này có thể gây nguy hiểm. Bác sĩ có thể giúp loại bỏ mẩu thức ăn một cách an toàn. Nếu dị vật mắc ở vị trí sâu hơn trong họng thì cần phải có thiết bị chuyên dụng để lấy dị vật ra.
Trong tình huống y tế khẩn cấp tại Singapore, bạn cũng có thể gọi [+65 6473 2222](6564732222 “+65 6473 2222”) để gọi xe cứu thương chở bạn đến bệnh viện gần nhất hoặc bệnh viện bạn lựa chọn. Tìm hiểu thêm về dịch vụ [Parkway Emergency](/parkway-emergency-ambulance-medical-transport/overview “Ambulance and special transport”).