-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Getty Images
Đến nay đã gần 3 năm sống chung với COVID-19, không thể phủ nhận rằng loại virus này đã thay đổi đáng kể cách chúng ta sinh sống, làm việc, giao thiệp xã hội, và tác động đến từng khoảnh khắc giữa những điều đó. Đây là một khoảng thời gian đầy khó khăn, nhưng cũng đáng để chúc mừng khoảng cách chúng ta đã đi được và những cột mốc đã đạt thành.
Một điều cũng quan trọng không kém, là suy ngẫm về các thói quen được thiết lập trong khi thích nghi với virus. Điều tốt, điều xấu, và những bài học quan trọng chúng ta nên tiếp thu trong hành trình tiếp tục chung sống với COVID-19. Hãy tiếp tục đọc bài viết, khi Bác sĩ Serene Wee, bác sĩ tổng quát tại Phòng Khám Parkway Shenton ở Robinson Road, làm sáng tỏ các chủ đề này.
Vì chúng ta tiếp tục chứng kiến các trường hợp nhiễm COVID-19 ở Singapore, điều quan trọng là nâng cao ý thức về những ảnh hưởng lâu dài tiềm tàng của việc nhiễm virus lên sức khỏe. Các triệu chứng bao gồm:
Nếu các triệu chứng này kéo dài, trở nên tồi tệ hơn, hoặc các triệu chứng mới xuất hiện, hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được tư vấn y khoa, giúp xử lý tình trạng một cách phù hợp.
Ngành y tế đã nhanh chóng chuyển mình để phản ứng với COVID-19. Từ điều trị các trường hợp COVID-19 tại ký túc xá công nhân nhập cư, cho đến điều trị các bệnh nhân COVID-19 ở cộng đồng, chúng ta đã chứng kiến các nhân viên y tế vượt bậc hơn hết thảy để chăm sóc bệnh nhân trong khi đối mặt với áp lực công việc từ lượng bệnh nhân đông đảo.
Một vài sáng kiến then chốt hỗ trợ cuộc chiến chống COVID-19:
Khi COVID-19 quét qua quốc gia, chúng ta đã vô tình chứng kiến những thói quen và hành vi mới xuất hiện để đáp trả lại sự việc này. Chúng ta cùng khảo sát một vài trong số chúng, và những ảnh hưởng của chúng.
1. Béo Phì
Dù cơ chế làm việc tại nhà mang đến lịch làm việc linh động, chúng ta đã chứng kiến việc số lượng người tăng cân ngày càng nhiều. Điều này có khả năng đã xảy ra do các thói quen sau đây trở nên dễ sa đà vào, vì không hiện diện một lý do chính thức nào để rời khỏi nhà:
Là một kết quả của béo phì, mỗi cá nhân ở thế rủi ro đối mặt với những vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, cholesterol cao, và tiểu đường cao hơn.
2. Thiếu Hụt Vitamin D
Vì con người đã dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn trong giai đoạn này, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm họ đối mặt với tình trạng thiếu hụt Vitamin D. Điều này có thể đặc biệt gây ảnh hưởng bất lợi đến người cao tuổi, vì sự thiếu hụt này có liên quan đến bệnh loãng xương, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe cơ bắp và xương.
3. Vấn Đề Về Sức Khỏe Tinh Thần
Do những hạn chế COVID-19, đặc biệt do giới hạn số thành viên trong một nhóm, giới hạn các cuộc thăm viếng tư gia và các hoạt động như ăn uống tại nhà hàng, tham gia các buổi lễ tôn giáo, và tập luyện tại phòng tập, sự tương tác xã hội giữa gia đình và bạn bè bị giáng một đòn mạnh.
Với những người dựa dẫm vào các hoạt động này làm nguồn hỗ trợ tinh thần và thể chất chính, khoảng trống này khiến họ dễ bị tác động bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm hơn.
Đối với nhóm dân cư cao tuổi kém am hiểu công nghệ, thách thức mang tính chất gấp đôi. Không có khả năng chuyển dịch sang nền tảng trực tuyến để đuổi kịp các hoạt động giao tiếp xã hội và tham gia vào các buổi lễ của cộng đồng hoặc tập hợp, họ đặc biệt dễ bị cô lập khỏi người thân yêu và cộng đồng.
Dù đại dịch đã khiến chúng ta vướng vào các hành vi tiêu cực khác nhau và những tác động của chúng, nó cũng đã dạy chúng ta những thói quen tích cực mà mình có thể tiếp tục áp dụng vào các điều kiện sống và làm việc.
1. Giảm Thiểu Lây Lan Các Bệnh Khác
Trong đại dịch, đã có một sự giảm sút đáng kể trong các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, viêm dạ dày ruột do virus, và cả bệnh tay chân miệng. Vệ sinh bàn tay đúng cách như rửa tay và khử trùng tay thường xuyên đã ngăn chặn việc lây truyền viêm dạ dày ruột do virus và bệnh tay chân miệng, trong khi đeo khẩu trang ngăn chặn lây truyền virus cúm thông qua các giọt dịch tiết hô hấp.
Con người cũng học được cách có tinh thần trách nhiệm xã hội hơn bằng việc tự cách ly ở nhà khi mắc bệnh nhằm ngăn chặn việc lây truyền căn bệnh.
2. Cú Hích Hướng Đến Tiêm Phòng
Ý thức về việc tiêm phòng để bảo vệ bản thân và người thân cũng gia tăng. Nhiều người cũng tìm đến tiêm chủng cúm, bên cạnh vác-xin COVID-19.
Khi nhìn lại, chúng ta chắc chắn đã đi được một quãng đường dài trong nỗ lực chống lại COVID-19 tại Singapore. Đối mặt với những thách thức, chúng ta cũng đã chứng kiến việc gia tăng của những thói quen mới nhằm thích nghi và phát triển - một vài mang lại lợi ích, một vài lại phải trả giá bằng sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cuối cùng thì việc lọc ra những thói quen chúng ta nên đem theo mình vào tương lai là do chúng ta quyết định, dù đó là thực hiện việc chạy bộ ấy ngay trước khi bắt đầu ngày làm việc, hay dành nhiều thời gian chất lượng hơn với người thân yêu. Cùng nâng cao hơn nữa chất lượng sống một cách chánh niệm hơn để bạn có thể tận dụng tối đa cuộc hành trình phía trước, khi chúng ta tiếp tục cuộc sống chung với COVID-19!