Dr Srinivas Subramanian
Bác sĩ nội thận
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội thận
1: Bản chất của bệnh tiểu đường là nó gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu đóng vai trò rất quan trọng vì chúng vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan, mô và tế bào của chúng ta để duy trì sự sống. Vì vậy, khi những mạch máu này bị tổn thương, chúng không thể thực hiện chức năng này một cách tốt nhất, theo thời gian, điều này gây ra tổn thương cho các cơ quan của cơ thể.
Chức năng chính của thận là làm sạch máu của chúng ta bằng cách lọc các sản phẩm phụ không mong muốn và lượng nước dư thừa để bài tiết qua nước tiểu. Khi các mạch máu trong thận bị tổn thương do bệnh tiểu đường lâu năm, không được kiểm soát hoặc không được chẩn đoán, nó có thể gây ra sự ứ đọng nước, muối và các sản phẩm thải khác bên trong cơ thể.
Vì bệnh tiểu đường cũng làm tổn thương các dây thần kinh, người mắc bệnh có thể gặp phải khó khăn trong việc làm rỗng bàng quang. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến các tình trạng như nhiễm trùng đường tiết niệu và có thể gây tổn thương thận.
2: Bệnh thận do tiểu đường (DKD), còn được gọi là bệnh thận tiểu đường, mô tả tổn thương thận do tiểu đường.
DKD diễn tiến dần dần, ở mức tối thiểu trong các giai đoạn đầu và trở nên nghiêm trọng hơn theo năm tháng. Bệnh này thường được phân loại dựa trên mức độ hoạt động của thận (được xác định bằng các xét nghiệm máu). Có 5 giai đoạn, trong đó Giai đoạn 1 chỉ tổn thương thận mức bình thường đến tối thiểu, và Giai đoạn 5 chỉ thận đã suy kiệt.
Đối với bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh thận hoặc suy thận, các liệu pháp thay thế thận như ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo (thẩm phân máu) có thể cứu mạng. Cả hai phương pháp này nỗ lực thay thế chức năng của thận bị tổn thương ở mức độ khác nhau.
3: Có. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ phát triển bệnh thận. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có nguy cơ cao hơn những người khác.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh thận do tiểu đường bao gồm:
4: Trong một nghiên cứu tại Singapore gần đây trên 1861 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, 53% mắc bệnh thận tiểu đường ở dạng nào đó. Tuy nhiên, 42% ở giai đoạn 1 của bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng hơn giảm dần khi tiến đến các giai đoạn sau của bệnh thận. Năm 2010, 1 trong 9 người Singapore trưởng thành và 2 trong 3 trường hợp suy thận mới mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường đặt ra một nguy cơ thực sự về bệnh thận nếu nó không được chăm sóc đúng cách.
5: Điều đáng lo ngại về bệnh thận tiểu đường là có rất ít dấu hiệu trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể được phát hiện qua một xét nghiệm nước tiểu đơn giản giúp xác định sự hiện diện của protein. Xét nghiệm này rất quan trọng vì, sự hiện diện của protein trong nước tiểu là chỉ dấu đầu tiên cho thấy thận của bạn đang hoạt động không chính xác.
Các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận cũng giúp bác sỹ theo dõi và xác định liệu thận của bạn có bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường hay không, và đến mức độ nào. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là bạn cần phải tham gia các xét nghiệm máu theo lịch hẹn do bác sĩ chỉ định.
6: Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận tiểu đường phụ thuộc vào mức độ thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào. Chúng bao gồm:
7: Bí quyết để phòng ngừa bệnh thận tiểu đường (DKD) là duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách:
Giữ lịch hẹn của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm máu và kiểm tra sức khỏe cũng sẽ giúp đảm bảo rằng các yếu tố nguy cơ khác được kiểm soát.
8: Mặc dù bệnh thận tiểu đường không thể được đảo ngược, sự tiến triển của bệnh có thể được kiểm soát bằng cách:
Ngoài ra, có một số loại thuốc được dùng cho bệnh tiểu đường và huyết áp cao đã cho thấy có tác dụng bảo vệ thận.
Hãy luôn nhớ rằng, bất kể ở giai đoạn nào của bệnh thận tiểu đường, vẫn có những biện pháp có sẵn để cải thiện kết quả điều trị.
9: Có! Đối với những cá nhân có thận đã hỏng hoàn toàn, một thủ thuật gọi là chạy thận nhân tạo (thẩm phân) có thể hữu ích. Về cơ bản, thủ thuật này giúp thay thế chức năng của thận bằng cách lọc bỏ nước thừa và các chất độc ra khỏi cơ thể bạn.
Ngoài ra cũng có lựa chọn ghép thận. Đây là thủ tục phẫu thuật thay thế thận bị tổn thương với một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng. Chỉ cần một quả thận để thay thế chức năng của cả hai quả thận. Lợi ích của việc ghép thận bao gồm chất lượng cuộc sống tốt hơn, ít hạn chế về ăn uống hơn và về lâu dài, giảm thiểu chi phí so với chạy thận nhân tạo. Tìm hiểu thêm về ghép thận và câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thận để có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn, các lựa chọn điều trị hiện có, và cách tốt nhất để bạn có thể chăm sóc cho thận của mình.