Wong Hui Mei
Dietitian
Nguồn: Getty Images and Shutterstock
Dietitian
Béo phì là một căn bệnh phổ biến, đồng thời tốn kém - vì làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính, như bệnh tim mạch hay ung thư. Bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng nặng nếu người bệnh bị nhiễm vi-rút COVID-19.
Năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo có 39% người trưởng thành trên toàn cầu bị thừa cân, và trong số đó 13% là béo phì. Tại Singapore, tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành Singapore duy trì ổn định từ năm 2013. Tuy nhiên, tỉ lệ béo phì liên tục gia tăng ở nhóm trẻ em (từ 6 đến 18 tuổi ): tăng từ 11% năm 2013 lên 13% năm 2017, theo số liệu công bố trong Khảo sát Sức khỏe Dân cư Quốc gia 2017.
Phẫu thuật Bariatric được khuyến nghị chỉ khi bệnh nhân béo phì không thể giảm cân bằng các biện pháp bảo toàn như chế độ dinh dưỡng và vận động.
Ở Singapore, phẫu thuật được khuyến nghị về mặt y tế cho các bệnh nhân có BMI (chỉ số khối cơ thể) cao hơn 37.5 và không kèm theo các bệnh lý khác. Phẫu thuật cũng được khuyến nghị cho các bệnh nhân có BMI cao hơn 32.5 và mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì, như tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao hoặc chứng ngưng thở do tắc nghẽn khi ngủ.
Nói một cách đơn giản, phẫu thuật Bariatric điều trị béo phì bằng cách tác động vào dạ dày và ruột. Ca phẫu thuật có thể thu nhỏ dạ dày và cũng có thể bao gồm các biện pháp thay đổi “dòng chảy” của đường tiêu hóa, khiến thức ăn đi nhanh hơn qua một phần đoạn ruột. Biện pháp này làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất và khiến bệnh nhân ít có cảm giác đói và có cảm giác no lâu hơn. Đây là một ca phẫu thuật lớn, thường là vĩnh viễn, và yêu cầu bệnh nhân có sự thích nghi dài hạn với chế độ ăn uống và sinh hoạt mới.
Phẫu thuật Bariatric chỉ là một điểm trong tiến trình điều trị của bệnh nhân béo phì. Để phẫu thuật Bariatric mang lại hiệu quả lâu dài cần có sự thấu hiểu của bệnh nhân về vai trò của phẫu thuật này trong việc kiểm soát cân nặng, và cam kết thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt suốt đời.
Chuyên gia dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong mỗi khía cạnh chăm sóc y tế của tiến trình điều trị phẫu thuật Bariatric. Bao gồm việc đánh giá tiền phẫu thuật cho đến theo dõi, đánh giá và giám sát dài hạn.
Một trong những yếu tố quan trọng của phẫu thuật giảm cân là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt trước khi phẫu thuật. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiến hành quá trình đánh giá dinh dưỡng và tư vấn cho bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tiếp nhận dưỡng chất từ các nguồn thích hợp nhằm hỗ trợ quá trình chuẩn bị cho ca phẫu thuật giảm cân.
Quá trình đánh giá này bao gồm:
Sau khi đánh giá, chuyên gia dinh dưỡng sẽ làm việc trực tiếp với bệnh nhân để điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của họ nhằm đạt được hiệu quả giảm cân và duy trì cân nặng sau phẫu thuật. Các biện pháp khuyến nghị có thể bao gồm việc thiết kế một kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân, kết hợp các sản phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn nhằm giảm lượng thức ăn tiêu thụ có hàm lượng đường và chất béo cao.
Yếu tố này đặc biệt quan trọng trong khoảng thời gian 2 tuần trước khi tiến hành ca phẫu thuật. Chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ đề xuất các lựa chọn món ăn nhẹ lành mạnh, và tư vấn về các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp với các chỉ số kiểm tra dinh dưỡng và xét nghiệm tiền phẫu thuật, cũng như với kết quả đánh giá y tế. Thời lượng của quá trình này sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự sẵn sàng của từng bệnh nhân, có thể kéo dài từ hàng tuần đến hàng tháng.
Sau ca phẫu thuật Bariatric, các mục tiêu dinh dưỡng cho từng bệnh nhân là giảm calo đáng kể (nhằm tạo điều kiện cho việc giảm cân) trong khi vẫn phải duy trì một lượng cung cấp phù hợp các dưỡng chất thiết yếu. Protein là một trong những nhóm dưỡng chất đa lượng, và việc đảm bảo nạp vào một lượng protein thích hợp sau phẫu thuật là quan trọng nhằm giúp bệnh nhân duy trì khối cơ bắp trong quá trình giảm cân.
Cả hai phương pháp phẫu thuật Bariatric hạn chế hấp thu và thu nhỏ dạ dày đều có thể tăng nguy cơ bệnh nhân bị suy dinh dưỡng protein, vì phương pháp này có thể giảm thiểu khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đồ ăn của cơ thể bên cạnh việc đã giảm một lượng đáng kể lượng thức ăn nạp vào. Các ví dụ khác về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp bao gồm thiếu sắt, canxi, và nhóm vitamin D và B12.
Trong giai đoạn đầu hậu phẫu ( 0 – 3 tháng sau ca phẫu thuật), chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân vượt qua quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật, theo dõi và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng dinh dưỡng xuất hiện sớm như nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Biện pháp này cũng bao gồm hỗ trợ bệnh nhân triển khai một liệu trình bổ sung vitamin và khoáng chất.
Trong các tháng còn lại của năm điều trị đầu tiên, chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt và hành vi nhằm hỗ trợ quá trình giảm cân liên tục. Một ví dụ về chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kéo dài suốt đời sau ca phẫu thuật sẽ đặc biệt chú trọng đến những nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất và ít qua chế biến. Đây là lúc chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân một cách có hệ thống qua những kế hoạch bữa ăn chính và phụ (nếu cần), đồng thời theo dõi các khía cạnh khác như tốc độ ăn và phần ăn của bệnh nhân, nhằm đẩy mạnh trọng lượng giảm xuống và duy trì cân nặng.
Để hiểu thêm về các dịch vụ dinh dưỡng đa dạng hoặc khám phá cách dinh dưỡng có thể làm thay đổi sức khỏe của cá nhân bạn, hãy yêu cầu được bác sĩ giới thiệu chuyên gia dinh dưỡng, đặt lịch hẹn qua mạng hoặc gọi điện đến số +65 6470 3422 / +65 6470 5662 để ghi lịch chẩn đoán.