Các Thuốc Thiết Yếu Có Nên Uống Ở Nhà

Nguồn: Getty Images

Các Thuốc Thiết Yếu Có Nên Uống Ở Nhà

Cập nhật lần cuối: 22 Tháng Chín 2022 | 5 phút - Thời gian đọc

Bạn tin dùng các cách chữa nhanh chóng cho cơn sốt, sổ mũi, hoặc nhức mỏi? Trong khi tất cả chúng ta đều mong muốn hồi phục nhanh chóng, việc làm theo cách an toàn cũng hết sức quan trọng. Sau đây là một vài loại thuốc thiết yếu để có tại nhà.

Chúng ta đều đã từng ở trong tình huống này rồi. Nằm dài trên ghế sofa với cơn sốt, sổ mũi và cơn đau nhức đầu nối đuôi nhau phá hoại một ngày lẽ ra vô cùng tốt đẹp. Trong khi chúng ta có thể dùng đến các cách chữa nhanh quen thuộc dưới hình thức các bài thuốc dân gian cổ xưa hoặc các loại thuốc chúng ta đang có trữ trong tủ, chúng ta đang dùng chúng để điều trị đúng tình trạng bệnh hay không? Thêm vào đó, chúng ta hiểu biết bao nhiều về tác dụng của chúng và cách sử dụng chúng an toàn?

Bác sĩ Boey Weng Heng, Bác Sĩ Gia Đình tại Parkway Shenton, tìm hiểu sâu hơn về các loại thuốc không kê toa dành cho cảm lạnh hoặc sốt thông thường, và khi nào tình trạng bệnh của bạn có thể cần được một bác sĩ đánh giá để bạn có thể hồi phục hợp lý.

Paracetamol

Paracetamol

Paracetamol. Loại thuốc cứu cánh thân thuộc tin dùng bất cứ khi nào bạn cảm thấy không được khỏe.

Loại thuốc này được sử dụng đặc trị để giảm sốt, đau đầu, nhức cơ, và đau răng. Nó có cả ở dạng viên cho người lớn và dạng lỏng (syrup) cho trẻ em.

Mặc dù an toàn, đây là một lưu ý: paracetamol không dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt nếu bạn đã đang uống thuốc hoặc có tình trạng bệnh sẵn có như bệnh gan hoặc bệnh thận. Trong những trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ gia đình nếu bạn cảm thấy không khỏe và đang cân nhắc uống paracetamol để giảm thiểu các triệu chứng.

Thuốc Chống Viêm Không Chứa Steroid (NSAID)

Các thuốc NSAID là các loại thuốc giảm sốt, giảm đau, và giảm viêm. Sau đây là một vài dòng thuốc NSAID có sẵn tại các nhà thuốc:

  • Ibuprofen (Nurofen) là một loại thuốc mạnh hơn một chút so với paracetamol, được sử dụng để làm dịu cơn sốt và cơn đau.
  • Acid Mefenamic (Ponstan) có thể có tác dụng làm giảm đau bụng kinh.
  • Fastum có sẵn ở dạng gel có thể được thoa lên các vùng trên cơ thể để làm giảm đau hoặc nhức mỏi.

Các Điểm Cần Lưu Ý:

  • Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh thận không nên sử dụng các thuốc NSAID.
  • Các thuốc NSAID nên được sử dụng kèm với thức ăn vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày nếu dùng lúc đói.
  • Trao đổi với bác sĩ gia đình nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc dài ngày nào cho các tình trạng như tiểu đường hoặc tăng huyết áp trước khi uống NSAID, vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác.

Thuốc Kháng Histamin

Thuốc Kháng Histamin

Các thuốc kháng histamine là các loại thuốc làm giảm thiểu ảnh hưởng của histamine, một loại chất hóa học được cơ thể giải phóng khi tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt dị ứng như mạt bụi hoặc một vài loại thực phẩm.

Các tác động của histamine này, hay các phản ứng dị ứng, có thể bao gồm ngứa, sổ mũi, và nổi mề đay.

Các ví dụ về thuốc kháng histamine bào gồm loratadine, chlorpheniramine (piriton), và cetirizine (zyrtec). Có thể bạn sẽ muốn uống các thuốc kháng histamine gây cảm giác buồn ngủ như chlorpheniramine vào ban đêm để hỗ trợ giấc ngủ.

Một Điểm Lưu Ý:

  • Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng nếu bạn đã uống các thuốc kháng histamine gây cảm giác buồn ngủ.

Thuốc Trợ Tiêu Hóa

Các tác động của ợ nóng, đầy bụng, và cảm giác khó chịu có thể là nguồn cơn gây ra sự đau đớn to lớn. Thế là, xuất hiện thuốc trợ tiêu hóa. Chúng trung hòa axit dạ dày, đem đến sự giải cứu rất cần thiết cho các triệu chứng này.

Các ví dụ về thuốc trợ tiêu hóa bao gồm magnesium trisilicate (MMT), aluminium hydroxide (antacid), và Gaviscon.

Các Điểm Cần Lưu Ý:

  • Nếu có các tình trạng y tế sẵn có như bệnh tim hoặc suy thận, nói chuyện với bác sĩ gia đình trước khi uống các thuốc trợ tiêu hóa để ngăn ngừa bất kỳ tác động phụ không mong muốn nào
  • Nếu các triệu chứng của bạn không mất đi với các thuốc trợ tiêu hóa này, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ. Phương pháp nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng có thể cần thiết để kiểm tra niêm mạc dạ dày, thực quản, và ruột non, nhằm xác định vấn đề tiềm ẩn. Các khả năng có thể từ loét dạ dày tới ung thư dạ dày.

Các Thuốc Chống Tiêu Chảy

Các Thuốc Chống Tiêu Chảy

Nhớ đến hôm ăn bữa đó khiến bạn bị tiêu chảy? Có thể kí ức này không dễ chịu gì, nhưng để kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể đã phải viện đến các loại thuốc chống tiêu chảy như loperamide (Imodium), smecta, và than hoạt tính.

Các loại thuốc chống tiêu chảy tác động theo những cách sau:

  • Bẫy các độc tố hoặc chất hóa học được tiết ra bởi vi khuẩn trong ruột
  • Giảm sự vận động của ruột. Điều này nhắc đến việc giảm sự chuyển động của thức ăn đi qua ruột và ra khỏi cơ thể.

Các thuốc chống tiêu chảy có thể được kết hợp với muối uống bù nước nếu có bất kỳ hiện tượng mất nước hoặc mất dịch nào trong cơ thể gây ra do tiêu chảy.

Các Điểm Cần Lưu Ý:

  • Nếu tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hoặc nếu sự khó chịu vùng bụng trở nên trầm trọng và không thể chịu đựng được, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ
  • Các tình trạng tiềm tàng đằng sau sự khó chịu vùng bụng có thể bao gồm bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật cấp (viêm túi mật) hoặc viêm ruột thừa cấp (viêm ruột thừa), tất cả đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp tại phòng khám gần nhất hoặc bộ phận Tai Nạn & Cấp Cứu.

Kem Kháng Khuẩn

Các kem kháng khuẩn có thể được thoa lên vết cắt hoặc vết cắn nhỏ, có khả năng giảm bớt cơ hội vết thương bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Nếu các vết cắt hoặc cắn trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ bởi vì một loại kem kháng sinh hoặc thậm chí kháng sinh uống có thể cần phải được sử dụng.

Các Điểm Cần Lưu Ý:

  • Sử dụng tay sạch trước khi thoa kem kháng khuẩn lên vết thương
  • Đừng sử dụng kem tại vùng mắt hoặc tai

Một Cái Nhìn Tổng Quát

Các loại thuốc không kê toa có thể đem đến sự cứu trợ cho bệnh tật khi các triệu chứng còn nhẹ, miễn là chúng được sử dụng đúng và an toàn. Sau đây là một cái nhìn tổng quan về những gì bạn nên biết trước khi uống các loại thuốc đó:

  1. Đọc kỹ nhãn thuốc. Tuân theo liều lượng khuyên dùng, tần suất dùng, cách uống thuốc, và lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  2. Đừng uống thuốc đã quá hạn sử dụng.
  3. Kiểm tra liều lượng thích hợp cho trẻ em vì điều này có thể khác nhau tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ.
  4. Để thuốc xa tầm với của trẻ em.
  5. Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi uống các loại thuốc này nếu bạn có các tình trạng bệnh sẵn có hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào bên trong thuốc.
  6. Khi không chắc chắn, luôn tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ.

Cuối cùng, mặc dù các triệu chứng từ các tình trạng bệnh thông thường có thể có vẻ nhẹ, điều quan trọng là phải lưu ý liệu chúng có kéo dài hay trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Đây đều là các tín hiệu cho thấy vấn đề cần sự can thiệp y khoa. Nếu các triệu chứng nặng như khó thở, đau tức ngực, chóng mặt, hoặc nôn mửa xuất hiện, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Cần gặp bác sĩ để họ hỗ trợ bạn phục hồi sau một vấn đề sức khỏe. Hãy đến phòng khám Parkway Shenton gần nhất hôm nay!

Paracetamol. Singhealth. Retrieved on 24 August 20222 from https://www.singhealth.com.sg/patient-care/medicine/paracetamol

Do I need antihistamines for allergies? WebMD. Retrieved on 24 August 20222 from https://www.webmd.com/allergies/antihistamines-for-allergies

Antacids. Healthline. Retrieved on 24 August 20222 from https://www.healthline.com/health/antacids#precautions
Bài viết liên quan
Xem tất cả