-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Bác sỹ Ann Tan, chuyên ngành Sản phụ khoa tại bệnh viện Mount Elizabeth và là giám đốc y khoa trung tâm hỗ trợ sinh sản thuộc bệnh viện Mount Elizabeth, sẽ chia sẻ về phương án bảo tồn chức năng sinh sản trên bệnh nhân ung thư.
Ung thư và sức khỏe sinh sản của phụ nữ hiếm khi được đề cập đến cùng một lúc vì người ta thường cho rằng không thể sinh con trong hoặc sau khi điều trị bệnh ung thư.
Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, ngân hàng noãn được bảo quản lạnh là một quy trình đã được thiết lập thành công và cũng đã được chứng minh trong việc sinh ra những đứa trẻ sống, khỏe mạnh thì lựa chọn để duy trì khả năng sinh sản của người phụ nữ phải được biết đến và thảo luận, đặc biệt là khi bệnh ung thư tấn công một phụ nữ trẻ ở độ tuổi trưởng thành.
Các phương pháp điều trị ung thư có vai trò quan trọng trong việc chữa khỏi hoặc kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, chúng thường có thể gây hại cho buồng trứng và từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất noãn. Phụ nữ được sinh ra với số lượng noãn hữu hạn. Do đó, sự ảnh hưởng trong quá trình điều trị ung thư này là nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh ở phụ nữ.
Vì vậy, khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, điều quan trọng là bệnh nhân phải cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để bảo tồn khả năng sinh sản của bản thân ngay cả khi tại thời điểm được chẩn đoán bệnh, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh sản không phải là mối lo ngại rõ ràng.
Sau khi được điều trị bệnh, tình trạng kinh nguyệt xuất hiện lại bình thường không đồng nghĩa với việc khả năng sinh sản cũng trở lại bình thường. Tình trạng mãn kinh cũng có thể diễn ra nhanh hơn sau khi bệnh được điều trị. Sự đáp ứng điều trị cũng như mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà bệnh nhân phải chịu sẽ khác nhau ở những bệnh nhân có độ tuổi khác nhau.
Bảng xếp hạng 10 bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ tại Singapore, bao gồm ung thư vú và ung thư cơ quan sinh sản của phụ nữ. Trong đó, tính đến nay, ung thư vú đang gia tăng nhanh chóng về số lượng. Tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới được chẩn đoán theo độ tuổi đã tăng đáng kể trong những năm qua. Tỷ lệ này đã tăng gần gấp ba lần trong vòng 40 năm.
Sự gia tăng tỷ lệ này bao gồm sự gia tăng số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Việc có thể bảo tồn khả năng sinh sản mang lại cho bệnh nhân nguồn năng lượng và mục đích để chống lại căn bệnh này.
Ngày nay, hơn 80% phụ nữ dưới 40 tuổi mắc bệnh ung thư vú được điều trị thành công. Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp hóa trị hoặc xạ trị nào sau khi đã chẩn đoán ung thư, cần có cuộc thảo luận giữa bác sĩ ung thư hoặc bác sĩ phẫu thuật và bệnh nhân, sau đó là thảo luận giữa bệnh nhân và chuyên gia sinh sản về việc bảo tồn khả năng sinh sản. Điều này tuân theo các hướng dẫn được Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (American Society of Clinical Oncology - ASCO) khuyến nghị.
Việc bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ được thực hiện theo một trong các cách sau:
Bảo quản lạnh được xem là một phương pháp khả thi đã được chứng minh để bảo tồn khả năng sinh sản (không còn là một quy trình thử nghiệm) trong một tài liệu chung có tựa đề “Bảo quản lạnh tế bào trứng trưởng thành: Hướng dẫn giữa Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine - ASRM) và Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản (Society of Assisted Reproductive Technology - SART) ban hành năm 2013”, cũng được công nhận bởi Trường đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ. Hiệp hội lâm sàng Ung thư Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynaecologists - ASCO) cũng khuyến cáo rằng việc bảo tồn khả năng sinh sản nên được trao đổi với tất cả bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản nếu trong quá trình điều trị, vô sinh là mối nguy cơ tiềm ẩn.
Bảo quản lạnh là phương pháp đông lạnh các tế bào và mô nhằm ngăn chặn mọi hoạt động sinh học của chúng. Từ đó có thể bảo quản chúng để sử dụng lâu dài trong tương lai.
Thủy tinh hóa (Vitrification), một công nghệ bảo quản lạnh phôi và noãn, đã mang lại tỷ lệ sống sót hiệu quả sau khi thực hiện đông lạnh và rã đông. Quá trình thủy tinh hóa bao gồm quá trình hóa rắn ngay lập tức mà không tạo thành băng. Đây là một phương pháp bảo quản lạnh nhanh với tỷ lệ thành công cao, bởi nguy cơ gây tổn hại tế bào do quá trình hình thành tinh thể băng chỉ ở mức độ thấp. Quá trình thủy tinh hóa đã được chứng minh là hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp đông lạnh chậm trước đây.
Đối với những người đã kết hôn, phương pháp tạo phôi để bảo quản lạnh cũng có thể được áp dụng. Hơn nữa, phương pháp này được nhiều người ưa chuộng bởi nó mang lại cơ hội mang thai với tỷ lệ thành công cao hơn. Để tạo ra một phôi, thường phải cần đông lạnh nhiều hơn một noãn. Bởi không phải tất cả noãn đều khỏe mạnh và không phải tất cả phôi tạo ra đều có chất lượng tốt.
Việc lấy noãn mất khoảng 2 tuần. Bác sĩ sẽ sử dụng các phác đồ và thuốc mới, không cần phải đợi đến một thời điểm cụ thể trong chu kỳ kinh nguyệt để bắt đầu kích trứng. Việc lấy trứng được thực hiện theo lịch trình trong ngày dưới gây mê. Vì thế, việc này có thể sẽ làm chậm hoặc gián đoạn kế hoạch điều trị ung thư.
Một phương pháp bảo tồn khác đối với những người ở trước hoặc trong độ tuổi thanh thiếu niên là việc cắt bỏ buồng trứng và bảo tồn lại lớp vỏ noãn. Mặc dù quy trình này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng đã có dữ liệu cho thấy khả năng sinh sản sẽ phục hồi trở lại khi các mô được cấy lại vào người phụ nữ.
Toàn bộ hoặc một phần buồng trứng được cắt bỏ bằng phương pháp nội soi. Các mô buồng trứng sau đó được cắt thành các dải nhỏ, được làm đông lạnh và bảo quản. Sau khi điều trị ung thư, mô buồng trứng có thể được rã đông và đặt gần ống dẫn trứng hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể. Khi mô được cấy ghép bắt đầu hoạt động, noãn có thể được lấy và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.
Tại thời điểm này, đông lạnh và cấy ghép mô buồng trứng không được khuyến khích đối với phụ nữ mắc bệnh ung thư máu hoặc ung thư buồng trứng do có nguy cơ đưa cả tế bào ung thư trở lại cơ thể của người bệnh cùng với mô đông lạnh.
Đôi khi, trong trường hợp các cặp song sinh giống hệt nhau, việc cấy buồng trứng của người hiến tặng từ người còn lại trong cặp song sinh cũng đã được chứng minh là giúp người nhận lấy lại khả năng sinh sản của mình.
Điểm mấu chốt cần lưu ý trong cuộc thảo luận này là trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc mang thai có thể khiến ung thư tái phát trở lại!
Ung thư vú là một loại ung thư khiến nhiều người lo lắng bởi sự thay đổi nội tiết tố, tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sống thọ hơn ở những phụ nữ mang thai sau khi bị ung thư vú tương đương như những người phụ nữ cũng mắc bệnh nhưng không mang thai.
Bên cạnh đó, cũng không có bằng chứng nào cho thấy bệnh ung thư trước đây của người phụ nữ có ảnh hưởng trực tiếp đến con của họ. Đồng thời, chưa phát hiện thấy có sự gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề sức khỏe lâu dài khác ở trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị ung thư vú.
Tuy nhiên, nếu việc điều trị ung thư đã làm tổn thương các cơ quan khác, ví dụ như tim hoặc phổi, điều đó có thể gây thêm biến chứng cho thai phụ. Đối với những người đang cân nhắc việc mang thai sau khi bị ung thư, nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để được tư vấn phù hợp.
Nếu một phụ nữ không có cơ hội bảo tồn chức năng sinh sản của mình trước khi điều trị ung thư, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản để được xác định tình trạng hiện tại và đưa ra đánh giá chính xác nhất về khả năng sinh sản của bệnh nhân.
Cuộc hội chẩn liên chuyên khoa bao gồm: Ung bướu, Ngoại, Huyết học, Hỗ trợ sinh sản và nhóm thụ tinh trong ống nghiệm là chìa khóa thành công của việc bảo tồn khả năng sinh sản. Các trung hỗ trợ tâm sinh sản nên trao đổi với các bác sĩ ung thư và bác sĩ phẫu thuật ung thư để nâng cao nhận thức về những cơ hội này nhằm giúp cho phụ nữ bảo tồn khả năng sinh sản theo nhu cầu của họ.