-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Bạn có nhớ những lúc bản thân bị thương khi còn nhỏ? Dường như lúc nào cha mẹ bạn cũng biết phải xử lý như thế nào - họ hoặc là bình tĩnh băng vết thương hoặc đem bạn đến bệnh viện ngay lập tức. Do các trường hợp bị thương chiếm đến 37% các lần thăm khám UCC, việc các bậc cha mẹ nên nắm được những kiến thức cơ bản về cách xử lý trong tình huống cấp bách là rất quan trọng. Bởi có đến 45% tai nạn xảy ra tại nhà, phản ứng tức thời từ phía bậc cha mẹ có thể ngăn ngừa các biến chứng về sau, và thậm chí cứu mạng con bạn.
Sau đây là 8 tình huống tai nạn trẻ thường gặp phải, và các mẹo giúp bạn xử lý chúng một cách hiệu quả.
Rửa sạch vết thương bằng nước sạch. Cầm máu bằng cách đưa phần bị thương lên cao hơn vị trí của tim và ấn chắc một cách liên tục. Sau đó thoa kem hoặc xịt sát trùng lên vết thương.
Nếu vết cắt to hoặc sâu, cần đưa con bạn đến phòng khám Đa khoa (GP) hoặc Trung tâm Chăm sóc Cấp cứu (UCC) để khâu vết thương.
Nhận diện các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, lưỡi và cổ họng sưng to, mắt ngứa hoặc sưng, da nổi đốm, cảm giác hốt hoảng và các dấu hiệu bị sốc. Dọn sạch vùng có chất gây dị ứng hoặc đưa con bạn ra khỏi khu vực này, sau đó đỡ bé ngồi xuống một cách thoải mái, hơi ngả người về phía trước để hỗ trợ quá trình thở.
Trường hợp triệu chứng nặng, sử dụng bút tiêm Epipen theo hướng dẫn và gọi cấp cứu y tế.
Trường hợp vết bỏng nhẹ, ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh hoặc đặt dưới vòi nước chảy. Sau đó rửa sạch với chất sát trùng và phủ lên vết thương một lớp băng gạc khô không dính. Không bôi thuốc mỡ hoặc áp dụng các phương thức dân gian như bột, kem đánh răng hoặc thạch lên vết thương - vì các phương pháp này có thể gây ngứa cho vùng bị bỏng, và dẫn đến nhiễm trùng.
Trường hợp bỏng nghiêm trọng, hãy quấn khu vực bỏng bằng một tấm drap sạch và chăn trước khi đưa con bạn đến Trung tâm Chăm sóc Cấp cứu (UCC).
Thực hiện thủ thuật Heimlich để ngăn ngừa ngạt thở. Để thực hiện:
Tuy nhiên, lưu ý rằng thủ thuật Heimlich không được khuyến khích cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Với trẻ sơ sinh bị nghẹt thở, bạn sẽ cần:
Chườm vùng bị thương bằng gạc lạnh để giảm sưng đau. Cố định vùng bị thương và giữ cho chi bị thương ở đúng vị trí ban đầu của nó khi bạn đưa bé đến Trung tâm Chăm sóc Cấp cứu (UCC).
Chườm lạnh lên vùng bị thương nhằm giảm sưng. Theo dõi sát tình trạng của bé. Nếu nhận thấy trẻ thở bất thường, nôn mửa, chảy máu tai và mũi, xuất hiện tình trạng lờ đờ hoặc mất ý thức, hãy đưa bé đến UCC ngay lập tức.
Tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức. Trường hợp trẻ rơi vào trạng thái mất nhận thức, gọi cấp cứu và đặt trẻ nằm sấp, để khi nôn mửa, trẻ không hít phải chất nôn và ngăn ngừa bị sặc. Tuyệt đối không cho bé sử dụng các phương thuốc truyền miệng tại nhà, thuốc giải độc, hoặc cố móc họng bé bằng tay.
Bạn cũng có thể mang chất độc đến UCC hoặc phòng khám, đựng trong lọ chứa nguyên bản - vì bác sĩ có thể đánh giá dựa trên các thành phần hóa chất được ghi trên nhãn mác.
Dọn dẹp đồ vật lân cận có thể gây thương tích cho bé trong quá trình bé lên cơn co giật, chẳng hạn như đồ chơi hoặc chăn. Hạ nhiệt độ cơ thể một cách từ từ. Thay vì sử dụng chăn ướt có thể gây sốc cho trẻ, hãy thử bật chế độ quạt máy hay điều hòa không khí, hoặc mở cửa sổ.
Khi cơn co giật đã dừng, nên đỡ bé nằm nghiêng, đầu ngửa ra phía sau.
Phần lớn các trường hợp thương tích trẻ em có thể phòng ngừa, và "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Sau đây là một vài biện pháp bạn có thể thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro trẻ bị thương tích:
Dù việc tuân theo các bí quyết này có thể hỗ trợ phòng ngừa thương tích nghiêm trọng, các bậc cha mẹ vẫn cần hiểu rằng tai nạn có thể xảy ra. Tuy vậy, thực hiện đúng các bước xử lý, nhiều trường hợp thương tích ở trẻ nhỏ có thể được ổn định bước đầu tại nhà trước khi đưa con bạn đến phòng khám Đa khoa. Nên chuẩn bị sẵn một số kiến thức sơ cứu đơn giản để có thể trở thành người hỗ trợ y tế ban đầu trong trường hợp con bạn gặp phải tai nạn không may.
Trong trường hợp cấp cứu y tế ở Singapore, bạn có thể gọi +65 6473 2222 để xin xe cấp cứu chở đến bệnh viện gần nhất hoặc bệnh viện do bạn lựa chọn. Tìm hiểu thêm về dịch vụ Cấp Cứu Parkway (Parkway Emergency) tại đây.