Dr Poh Choo Hean
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Đôi khi bị ợ nóng sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định, uống nước trái cây có tính axit, hoặc uống rượu là hiện tượng phổ biến.
Nhưng nếu bạn thường xuyên gặp phải ợ nóng, có thể có một nguyên nhân tiềm ẩn.
Bác sĩ Poh Choo Hean, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, giải thích các tình trạng có thể gây đau cho bạn và cách chúng được điều trị.
Bạn có thể đã quen với các triệu chứng của ợ nóng, thường gây ra cảm giác nóng rát hoặc sắc nhọn ở ngực hoặc bụng. Axit trào ngược cũng là một tình trạng đi kèm phổ biến, có thể gây ra vị khó chịu trong miệng.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Ợ nóng và trào ngược axit là các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ ngăn cách giữa thực quản và dạ dày của bạn. Mặc dù nó đã được coi là rối loạn tiêu hóa mãn tính phổ biến nhất trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh này hiện đang tăng ở Châu Á.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) có thể được gây ra bởi một tình trạng tên gọi thoát vị khe thực quản - khi một phần của dạ dày nhô lên thực quản của bạn - và có thể dẫn đến tổn thương hoặc viêm. Cũng có nhiều nhân tố góp phần khác, chẳng hạn như tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống, hút thuốc lá, hoặc mang thai.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện tại là sử dụng liệu pháp thuốc ức chế bơm proton (PPI). Đây là một loại thuốc giúp giảm lượng axit dạ dày của bạn sản xuất.
Từ 10 – 40% bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp thuốc ức chế bơm proton (PPI). Đừng hoảng sợ nếu đây là trường hợp của bạn. Có rất nhiều lý do khiến thuốc có thể không hiệu quả với bạn:
Thay vì đơn giản tăng liều lượng, việc tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để tìm một phương án thay thế hoặc điều trị bổ sung phù hợp với bạn hơn là quan trọng.
Đầu tiên, bác sĩ của bạn có thể thực hiện một thủ tục nội soi đơn giản để kiểm tra hệ thống tiêu hóa trên của bạn bằng một camera nhỏ. Họ cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ làm xét nghiệm.
Nếu kết quả nội soi bình thường, bác sĩ của bạn có thể làm một xét nghiệm đo pH trở kháng trong 24 giờ, dùng một ống thông mũi mỏng để kiểm tra tần suất axit rò rỉ vào thực quản của bạn.
Các thủ tục phổ biến này giúp bác sĩ của bạn xác định nguyên nhân thực sự gây ra ợ nóng của bạn, và đề xuất một lựa chọn điều trị phù hợp cho bạn.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược không viêm (NERD) hoặc thực quản quá nhạy cảm, bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc giảm đau để giúp giảm nhẹ các triệu chứng ợ nóng của bạn.
Nếu bạn được chẩn đoán chính thức mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), bác sĩ của bạn có thể đặt ra một phác đồ PPI mới, kê toa các loại thuốc kháng axit thay thế, hoặc trong các trường hợp nghiêm trọng, cân nhắc phẫu thuật để sửa chữa các tổn thương ở thực quản của bạn.
Bạn có thể tự giúp kiểm soát các triệu chứng ợ nóng bằng cách:
Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để tìm phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.