Dr Chua Wei Han
Bác sĩ nhãn khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhãn khoa
Nếu không được điều trị, glôcôm có thể khiến bạn mất thị lực và thậm chí bị mù. Nguyên nhân nào gây ra bệnh và làm thế nào chúng ta có thể phòng ngừa nó?
Dưới đây là những điều bạn cần biết về glôcôm.
Glôcôm là một nhóm bệnh cụ thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt. Bệnh này được gọi là "kẻ trộm thị lực thầm lặng" vì nhiều người mắc bệnh glôcôm không gặp phải triệu chứng sớm hoặc đau đớn. Trên thực tế, hơn 90% số người mắc bệnh glôcôm không nhận ra mình đã mắc phải cho đến khi họ được chẩn đoán chính thức.
Dây thần kinh thị giác của bạn được tạo thành từ hơn một triệu sợi thần kinh nhỏ, kết nối mắt với não bộ. Nếu các dây thần kinh này bị đặt dưới áp lực, nó có thể gây ra tổn thương không thể phục hồi và cản trở các tín hiệu chịu trách nhiệm truyền hình ảnh. Hiếm hơn, lưu thông máu kém (mặc dù áp lực mắt bình thường) cũng gây ra tổn thương cho dây thần kinh thị giác.
Nếu không được điều trị, glôcôm có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Một số yếu tố có thể làm tăng cơ hội mắc bệnh glôcôm về sau trong cuộc đời của bạn. Những yếu tố này bao gồm:
Bệnh glôcôm có thể được phân loại thành glôcôm góc mở hoặc glôcôm góc đóng.
Glôcôm góc mở là dạng phổ biến nhất của bệnh này, là tình trạng góc giữa mống mắt (phần có màu của mắt bạn) và giác mạc có bề rộng bình thường. Tuy nhiên, các kênh dẫn lưu bị tắc nghẽn, dẫn đến tăng áp lực mắt. Thông thường, đây là một tình trạng bệnh suốt đời, phát triển chậm và gây ra ít triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Đối với glôcôm góc đóng, góc giữa mống mắt và giác mạc quá hẹp, và lối đi đến các kênh dẫn lưu bị chặn lại. Đôi khi, tình trạng này gây tăng đột ngột áp lực mắt, dẫn đến các triệu chứng như đau mắt, đau đầu và mất thị lực.
Khi dân số Singapore già hóa, số lượng người mắc bệnh glôcôm đang gia tăng. Khoảng 3% người Singapore trên 50 tuổi mắc bệnh glôcôm, với con số tăng lên 10% ở độ tuổi trên 70.
Trong khi đục thủy tinh thể là một tình trạng bệnh phổ biến hơn, tác động của nó lên thị lực thường có thể hồi phục được, không giống như glôcôm. Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia dự đoán rằng glôcôm cuối cùng có thể trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mù lòa trên toàn thế giới.
Nếu glôcôm được chẩn đoán quá muộn, thị lực của bệnh nhân sẽ bị suy giảm vĩnh viễn.
Tuy nhiên, nếu bệnh glôcôm của bạn ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ của bạn có nhiều khả năng để có thể kê đơn một phương pháp điều trị thích hợp cho kiểm soát áp lực mắt thông qua thuốc hoặc phẫu thuật, do đó bảo tồn tình trạng thị lực của bạn ở thời điểm hiện tại.
Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Trong phẫu thuật mở bè củng giác mạc truyền thống, bác sĩ của bạn sẽ tạo một kênh dẫn lưu mới để thoát nước từ mắt bạn. Trong khi phương pháp này sẽ không giúp phục hồi thị lực của bạn, nó có thể giúp làm giảm áp lực mắt và làm chậm tốc độ mất thị lực trong tương lai.
MIGS là một phát minh khá mới có thể phù hợp với bạn nếu bạn mắc glôcôm nhẹ đến trung bình, và không đáp ứng tốt với các thuốc glôcôm. Phẫu thuật MIGS mang lại lợi ích về thời gian phục hồi nhanh hơn và rủi ro biến chứng thấp hơn.
Bước đầu tiên là luôn đi kiểm tra mắt định kỳ. Nếu bác sĩ nhãn khoa phát hiện vấn đề, họ có thể kê đơn các loại thuốc nhỏ mắt làm giảm áp lực, giúp kiểm soát bệnh glôcôm.
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh glôcôm, hoặc nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng bất thường, hãy hẹn gặp một bác sĩ nhãn khoa.