Dr Leong Chooi Kien Annabelle
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Giảm thính lực được giải thích một cách rộng rãi là sự suy giảm trong thính giác. Suy giảm này có thể ở dạng nhẹ, vừa, nặng, hoặc rất nặng, và có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở bất cứ lứa tuổi nào.
Tình trạng này có thể bị xem nhẹ là một phần của quá trình lão hóa, tuy nhiên, giảm thính lực lại phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính gần 466 triệu người trên thế giới bị giảm thính lực ở mức độ nặng nề đủ để gây khuyết tật. Gần chúng ta hơn, ước tính khoảng 360,000, hoặc 1 trong 11 người Singapore bị giảm thính lực.
Trong số các nguyên nhân gây ra giảm thính lực, đáng lo ngại nhất là giảm thính lực do tiếng ồn (NHL). Tình trạng này có thể xảy ra do thường xuyên chịu đựng tiếng ồn lớn, mà nguyên nhân gây ra bao gồm máy móc nơi làm việc và âm nhạc lớn từ tai nghe. WHO ước tính rằng trên toàn cầu, 1.1 tỷ thanh niên (từ 12 đến 35 tuổi) có nguy cơ phát triển tình trạng NHL do phơi nhiễm với tiếng ồn trong lúc giải trí, chẳng hạn như các buổi hòa nhạc rock and lễ hội âm nhạc, cũng như nghe nhạc âm lượng lớn bằng tai nghe trong thời gian dài.
Rõ ràng, giảm thính lực sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của một người, đặc biệt là khi bạn không thể nghe người thân của mình trò chuyện.
Đối với trẻ em, mối lo ngại chính là ở phần phát triển khả năng nói, sử dụng ngôn ngữ, và khả năng giao tiếp. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gợi lên các tác động về cảm xúc và tâm lý, chẳng hạn như cảm giác bị cô lập trong xã hội, bực bội, xấu hổ và tự ti về bản thân. Tình trạng này cũng có một tác động đáng kể về kinh tế do giảm năng suất lao động, vốn xuất phát từ các vấn đề trong việc tập trung và giao tiếp ở nơi làm việc.
Có nhiều nguyên nhân gây ra giảm thính lực và các nguyên nhân này có thể được phân chia thành hai loại rộng rãi: giảm thính lực bẩm sinh và giảm thính lực mắc phải do tác nhân bên ngoài.
Nguyên nhân bẩm sinh
Giảm thính lực bẩm sinh xảy ra khi mới sinh, hoặc xuất hiện sớm sau khi sinh, do những yếu tố đã ảnh hưởng đến bé trong thời kỳ mang thai hoặc lúc sinh. Ví dụ điển hình bao gồm:
Giảm thính lực mắc phải là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Một số ví dụ điển hình bao gồm:
Âm lượng của tiếng ồn được đo bằng đơn vị decibel (dB). Con người có thể nghe được (ngưỡng nghe) các âm thanh ở mức 0dB. Bất cứ âm thanh nào to hơn 110dB sẽ bắt đầu gây khó chịu (ngưỡng khó chịu) và âm lượng ở hoặc trên 130dB có thể gây ra giảm thính lực cấp tính (ngưỡng đau).
Để giúp bạn hình dung cụ thể hơn, một cuộc trò chuyện bình thường xảy ra ở mức khoảng 60dB trong khi âm lượng tiếng xe cộ giao thông là khoảng 80dB. Các âm thanh lớn chẳng hạn như nhạc trong một hộp đêm có thể chạm đến ngưỡng gây đau 120dB. Âm thanh ở mức hoặc thấp hơn 70dB được cho là an toàn, trong khi âm thanh trên 85dB có thể gây ra giảm thính lực theo thời gian và nên hướng đến việc lập ra một chương trình bảo vệ thính giác nơi làm việc, để ngăn ngừa giảm thính lực do công việc gây ra.
Có một mối lo ngại không ngừng tăng lên về tình trạng NHL do sự gia tăng việc sử dụng tai nghe. Tình trạng này bao gồm cả trẻ em và thanh niên, những người ngày càng phụ thuộc vào các dụng cụ giải trí này cho các mục đích học hành và làm việc. Cả cường độ âm thanh (âm lượng nhạc) và thời lượng phơi nhiễm đều là các yếu tố quan trọng góp phần vào tình trạng NHL. Nhạc nghe bằng tai nghe có thể đạt đến 94 – 100dB khi ở mức âm lượng cao nhất, trong khi đó việc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn làm tăng nguy cơ giảm thính lực.
Những tổn thương dài hạn đến tai có thể xảy ra nếu tiếp xúc với 85dB quá vài giờ; 100dB quá 14 phút; và 110dB quá 2 phút.
Chìa khóa đánh bại giảm thính lực là phát hiện tình trạng này sớm và thực hiện những bước cần thiết để quản lý. Nếu bạn trải qua bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây, hãy cân nhắc việc tìm kiếm tư vấn chuyên nghiệp từ bác sĩ, và đi làm bài kiểm tra thính lực.
Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, trẻ có thể biểu hiện sự phát triển ngôn ngữ chậm hơn hoặc học hành kém tại trường. Những trẻ nhỏ có tình trạng giảm thính lực không được phát hiện cũng có thể nảy sinh các vấn đề hành vi, chẳng hạn như trở nên thu mình hơn. Ngược lại, có thể trẻ sẽ có những hành động 'gây sự' thường xuyên hơn để tìm kiếm sự chú ý. Trẻ cũng có thể luồn các ngón tay vào trong tai họ hoặc kéo giật tai của mình liên tục.
Hầu hết tình trạng giảm thính lực đều có thể ngăn ngừa bằng cách loại trừ nguyên nhân gây ra chúng, chẳng hạn như giảm tiếp xúc với tiếng ồn lớn, điều trị đúng cách tình trạng nhiễm trùng tai mãn tính bởi một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (ENT), hoặc tránh một số loại thuốc. Điều tương tự cũng áp dụng cho NHL.
Có nhiều cách để chẩn đoán và sau đó quản lý tình trạng giảm thính lực. Đây là lúc bác sĩ chuyên khoa ENT đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình trạng này, bằng cách đầu tiên đưa ra một chẩn đoán chính xác và kê toa một chương trình điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách bác sĩ chuyên khoa sẽ tiếp cận các vấn đề.
Các bài kiểm tra này sẽ xác định loại cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm thính lực mà bạn đang trải qua, và được thực hiện bởi một nhà thính học hoặc một bác sĩ chuyên khoa ENT. Một số ví dụ điển hình của các bài kiểm tra thính giác bao gồm:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, loại và mức độ nghiêm trọng của giảm thính lực, sẽ có các phương án điều trị khác nhau. Bao gồm:
Các công nghệ mới, chẳng hạn như cấy ốc tai điện tử, cấy máy trợ thính, cũng như các máy trợ thính kỹ thuật số với nhiều chức năng, chẳng hạn như chức năng kết nối Bluetooth, đều đóng góp tích cực trong việc cải thiện chất lượng và độ rộng của dải âm thanh người nghe có thể nghe được, từ đó cải thiện toàn diện chất lượng sống của những người mắc phải tình trạng giảm thính lực.
Nếu bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu hoặc phơi nhiễm với bất cứ nguyên nhân nào gây ra giảm thính lực đã đề cập, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa ENT để được chẩn đoán và hỗ trợ quản lý tình trạng một cách hiệu quả.