Dr Lie Kwok Ying
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Getty Images and Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Bạn có khó chịu bởi việc phải đi tiểu thường xuyên, và phải thức dậy nhiều lần trong một đêm để làm việc đó không? Hoặc có biết ai gặp phải tình trạng này? Bài viết này có một giải pháp tiềm ẩn cho vấn đề.
Rất có khả năng, chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH) là nguyên nhân của những bất tiện này. Đây là tình trạng phì đại của tuyến tiền liệt, thường ảnh hưởng đến nam giới khi họ lớn tuổi. Thật không may, nó có thể đến cùng với một loạt triệu chứng có khả năng can thiệp vào sinh hoạt hằng ngày.
Hãy tiếp tục đọc bài khi Bác sĩ Lie Kwok Ying, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ về cách mà các liệu trình xâm lấn tối thiểu, chẳng hạn như HoLEP và ThuFLEP, có thể hỗ trợ chữa trị BPH.
BPH nói về tình trạng tuyến tiền liệt phì đại.
Nằm ở ngay bên dưới bàng quang, tuyến tiền liệt là một tuyến của hệ sinh sản nam giới, đóng góp vào việc sản xuất tinh dịch cũng như sự phóng tinh ra khỏi cơ thể.
Tuyến tiền liệt là một trong những cơ quan duy nhất tiếp tục phát triển khi đàn ông lớn tuổi. Khi nó phát triển, tuyến tiền liệt phì đại có thể bắt đầu gây áp lực lên bàng quang và niệu đạo, và làm nghẹt đường tiểu, do đó dẫn đến các triệu chứng đường tiết niệu.
Bạn Có Biết? Tuyến tiền liệt phì đại là một trong những cơ quan duy nhất trong cơ thể con người tiếp tục phát triển. Tuyến tiền liệt của một người đàn ông có kích cỡ khoảng một quả óc chó khi anh ta ở độ tuổi hai mươi. Khi người đàn ông sang ngưỡng sáu mươi, nó có thể phát triển đến kích thước của một quả chanh!
Triệu chứng BPH bao gồm những điều sau đây:
Hầu như tất cả phương pháp điều trị phẫu thuật hiện đại cho BPH đều được thực hiện qua đường tiểu và không liên quan đến bất kỳ vết mổ nào.
Tuy nhiên, thuật ngữ "liệu trình xâm lấn tối thiểu" trong trường hợp này thường ám chỉ những phương thức điều trị được thực hiện với gây mê tối thiểu, dưới dạng thủ thuật ngoại trú hoặc thủ thuật trong ngày, và thường liên quan đến quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.
Một vài thủ thuật xâm lấn tối thiểu hiện có ở các bệnh viện thuộc tập đoàn IHH Healthcare ở Singapore dành cho BPH, và chúng có thể giúp làm giảm áp lực mà tuyến tiền liệt phì đại đặt lên niệu đạo.
Một trong số các thủ thuật này liên quan đến việc sử dụng cấy ghép vật lý vĩnh viễn để co rút lại tuyến tiền liệt, từ đó giảm thiểu áp lực lên niệu đạo. Một kỹ thuật khác nhắm vào việc sử dụng năng lượng hơi nước tới các tế bào tuyến tiền liệt phì đại để khiến nó co lại.
Những liệu trình xâm lấn tối thiểu này, cũng như các liệu trình khác hiện có, đều mang lợi thế là bảo tồn khả năng xuất tinh như bình thường ở nam giới. Tuy nhiên, có thể vẫn cần đến phương thức điều trị phẫu thuật ở thời điểm nào đó sau này.
HoLEP là chữ viết tắt của từ Holmium Laser Enucleation of the Prostate (Phẫu thuật bóc tách tuyến tiền liệt bằng Laser Holmium) và ThuFLEP là chữ viết tắt của từ Thulium Fibre Laser Enucleation of the Prostate (Phẫu thuật bóc tách tuyến tiền liệt bằng Laser Sợi Thulium).
Các dạng liệu trình này liên quan đến sử dụng laser để cắt (bóc tách) mô tuyến tiền liệt đang thắt chặt lấy niệu đạo của bệnh nhân. Đồng thời, nhiệt lượng từ laser được sử dụng để khép miệng các mạch máu. Do đó, đây là lý do chỉ mất một chút máu trong quá trình phẫu thuật loại này. Phần thứ hai của phẫu thuật, được gọi là quá trình nghiền nát, liên quan đến việc sử dụng thiết bị phẫu thuật để lấy mô tuyến tiền liệt ra khỏi bàng quang.
Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng bất kỳ hệ thống laser nào, Laser Holmium trong HoLEP hoặc Laser Sợi Thulium trong ThuFLEP. Việc chọn laser dựa trên chuyên môn của bác sĩ và trang thiết bị có sẵn ở bệnh viện nơi tiến hành điều trị.
Sự khác biệt chủ yếu giữa hai liệu trình nằm ở dạng hệ thống laser sử dụng. Các nghiên cứu hiện tại không đưa ra những khác biệt đáng kể trong kết quả lâm sàng giữa hai liệu trình.
Lợi ích của các liệu trình bóc tách laser với HoLEP và ThuFLEP bao gồm những điều sau đây:
Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân cần thảo luận về trường hợp và tình trạng riêng của bản thân với bác sĩ.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của bóc tách laser là sự tiểu tiện không tự chủ tạm thời. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, nhưng chắc chắn sẽ cải thiện theo thời gian.
Các tác dụng phụ tạm thời khác bao gồm: đi tiểu đau, có máu trong nước tiểu, tiểu gấp hoặc tiểu nhiều lần, và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu nghi ngại về tác dụng phụ bạn đang trải qua, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Mặc dù laser có hiệu quả rất cao trong việc cầm máu các mạch, vẫn có rủi ro nhỏ là tình trạng chảy máu đáng kể. Nếu bệnh nhân thấy màu nước tiểu có màu đỏ như rượu vang sau khi phẫu thuật, họ nên tìm sự trợ giúp y tế.
Tôi sẽ khuyên bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật tuyến tiền liệt uống nhiều chất lỏng hơn ngay lập tức trong một hoặc hai tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật. Chất lỏng không nên giới hạn chỉ ở nước. Các đồ uống đẳng trương và dừa cũng có thể được tiêu thụ vì chúng cũng giúp thay thế chất điện giải bị mất trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân cũng được khuyến cáo tránh hoạt động gắng sức như đạp xe, hay nâng vật nặng (>5kg). Họ cũng nên chỉnh sửa chế độ ăn uống để có nhiều chất xơ hơn nhằm tránh tình trạng táo bón. Chúng tôi cũng khuyên nên tránh quan hệ tình dục trong 2 đến 3 tuần sau khi phẫu thuật.
Điều quan trọng là cần thảo luận với bác sĩ về thời điểm khởi động lại việc uống thuốc làm loãng máu như aspirin.
Kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện bằng xét nghiệm máu gọi là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), có thể cung cấp thông tin chi tiết về các mối lo ngại về tuyến tiền liệt, chẳng hạn tuyến tiền liệt phì đại hoặc bị viêm, hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
Cả ung thư tuyến tiền liệt và BPH đều dường như có thể di truyền trong một vài gia đình, điều đó cho thấy rằng có thể có một yếu tố di truyền trong một số trường hợp. Kiểm tra có thể phát hiện tình trạng bệnh từ giai đoạn sớm, vậy nên việc điều trị có thể mang lại kết quả tốt hơn.
Với số lượng lên đến 50% đàn ông trên 50 tuổi, và tới 80% đàn ông trên 80 tuổi gặp phải triệu chứng đường niệu dưới (LUTS) do BPH, tôi sẽ khuyên những người đàn ông trải qua LUTS nên hỏi ý kiến chuyên gia tiết niệu.