Dr Ong Hean Yee
Bác sĩ nội tim mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tim mạch
Mọi người phản ứng khác nhau với cùng một sự kiện và tình huống là điều hoàn toàn bình thường. Một người có thể thấy một sự kiện cực kỳ thú vị nhưng một người khác lại có thể thấy sự kiện đó vô cùng bực bội.
Stress có thể do thay đổi thể chất hoặc cảm xúc, hoặc thay đổi trong môi trường sống của bạn, đòi hỏi bạn cần có sự điều chỉnh và phản ứng.
Những yếu tố khiến bạn cảm thấy stress có thể là những rắc rối nhỏ, thay đổi lớn trong lối sống, hoặc sự kết hợp của cả hai. Có khả năng xác định các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn và giải tỏa căng thẳng của chúng là chìa khóa để kiểm soát stress.
Một số yếu tố gây căng thẳng thường được nhắc đến bao gồm quá tải công việc, bắt đầu một công việc mới, thất nghiệp, lo ngại về tài chính, các vấn đề trong các mối quan hệ, người thân qua đời hoặc có thai.
Các cơ chế đối phó không lành mạnh
Một trong những cách stress có thể ảnh hưởng đến tim là làm ảnh hưởng đến các hành vi làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch. Một vài ví dụ là ăn nhiều quá mức, dẫn đến huyết áp cao và mức cholesterol cao, hút thuốc và ít hoạt động thể chất.
Mọi người thường tìm đến thức ăn vặt – như đồ ăn nhanh, đồ tráng miệng - khi họ lo lắng hoặc chịu áp lực. Những thực phẩm giàu chất béo, cholesterol cao này có thể dẫn đến huyết áp cao và tiểu đường, những yếu tố góp phần gây ra tổn thương động mạch, nguyên nhân gây nên cơn đau tim và đột quỵ.
Tương tự, một số người tìm đến rượu bia hoặc thuốc lá. Những thói quen này có thể làm tăng huyết áp và làm tổn thương niêm mạc động mạch tim.
Các phản ứng của cơ thể đối với stress
Ngoài các hành vi, những người hiện tại mắc trầm cảm có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với stress, hoặc có lẽ stress là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Trầm cảm đã được biết đến là có liên quan đến bệnh tim. Nó có thể dẫn đến tình trạng nồng độ của các hormone cortisol và adrenaline tăng cao trong thời gian dài, có thể có tác động có hại lên tim.
Hội chứng tim tan vỡ là một bệnh tim có thể rất giống một cơn đau tim – các triệu chứng bao gồm đau ngực và khó thở.
Tình trạng này được cho là do nồng độ rất cao của hormone gây căng thẳng adrenaline. Thuật ngữ ‘broken heart syndrome’ (Hội chứng trái tim tan vỡ) được đặt ra vì các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nó thường được kích hoạt bởi một sự kiện cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như nhận được tin người thân yêu bất ngờ qua đời.
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người có hoạt động gia tăng ở một phần của não bộ được liên kết với căng thẳng (stress) – hạch hạnh nhân (amygdala) – có nhiều khả năng phát triển bệnh tim hơn. Hạch hạnh nhân chịu trách nhiệm thông báo cho tủy xương tạm thời sản xuất nhiều bạch cầu chống nhiễm trùng và sửa chữa tổn thương hơn.
Tuy nhiên, stress kéo dài có thể dẫn đến sản xuất bạch cầu vượt mức, vốn có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám trong động mạch và dẫn đến bệnh tim.
Nếu bạn thường xuyên bị stress và chưa có cách nào tốt để kiểm soát chúng, hãy thử những mẹo đơn giản này.
Bên cạnh việc kiểm soát stress, hãy đi tầm soát tim mạch để xác định bất kỳ yếu tố rủi ro nào tiềm ẩn hoặc các vấn đề về tim mà bạn có thể mắc phải, để bạn có thể kiểm soát sức khỏe tim mạch của mình tốt hơn.