Dr Ang Peng Chye
Bác sĩ tâm thần học
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tâm thần học
Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, nhiều hạn chế khác nhau đã được thực hiện, và rất nhiều người đã phải thích nghi với những thay đổi trong các hoạt động và thông lệ sinh hoạt hàng ngày của mình. Trong giai đoạn này, các chuyên gia sức khỏe tâm thần dự đoán rằng tình trạng cô đơn, trầm cảm, lạm dụng rượu, sử dụng ma túy, và tự làm hạibản thân hoặc hành vi tự tử có khả năng gia tăng.
Bác sĩ Ang Peng Chye, bác sĩ tâm thần tại Bệnh Viện Mount Elizabeth, chia sẻ về một vài rối loạn sức khỏe tâm thần thông dụng, các triệu chứng liên quan, và các chiến lược chăm sóc bản thân để hỗ trợ đối phó với căng thẳng và lo âu.
Cuộc Nghiên Cứu Sức Khỏe Tâm Thần Singapore Thứ Hai (SMHS) được triển khai vào năm 2016 đã tiết lộ rằng 1 trong 7 người ở Singapore đã từng gặp phải một rối loạn sức khỏe tâm thần nào đó trong cuộc đời. Cuộc nghiên cứu xác định Rối Loạn Trầm Cảm Lâm Sàng (MDD), Lạm Dụng Rượu, và Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế (OCD) là 3 chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất ở Singapore. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng 1 trong 16 người dân Singapore bị tác động bởi MDD, 1 trong 28 bị ảnh hưởng bởi OCD, và 1 trong 24 bị ảnh hưởng bởi Lạm Dụng Rượu.
Những rối loạn sức khỏe tâm thần này thực ra là một bộ phận của 3 nhóm rộng hơn:
Các rối loạn cảm xúc cũng được biết đến dưới cái tên các rối loạn tình cảm. Những rối loạn này liên quan đến những cảm giác buồn bã dai dẳng hoặc những giai đoạn hứng khởi quá mức, hoặc sự dao động từ cảm thấy cực kỳ hưng phấn đến cảm thấy vô cùng buồn bã. Các rối loạn cảm xúc phổ biến nhất là:
Những người mắc phải rối loạn lo âu phản ứng với một số chủ thể hoặc tình huống nhất định với nỗi sợ và sự khiếp đảm. Những cảm giác này có thể đi kèm với các dấu hiệu thể chất của lo âu và hoảng loạn, như tăng nhịp tim và đổ mồ hôi. Những rối loạn này thường được đặc trưng bởi sự bất lực trong việc phản ứng phù hợp với một tình huống, sự bất lực trong việc kiểm soát bản thân, hoặc nếu sự lo âu của họ can thiệp vào quá trình hoạt động bình thường. Các rối loạn lo âu phổ biến nhất là:
Rối loạn sử dụng rượu, hoặc nghiện rượu, là một khuôn mẫu sử dụng rượu được đặc trưng bằng sự bất lực trong việc kiểm soát thói quen uống rượu, bị rượu hấp dẫn, tiếp tục tiêu thụ rượu kể cả khi nó gây ra vấn đề, hoặc gặp các triệu chứng cai nghiện khi nỗ lực ngừng uống rượu. Đơn giản mà nói, nghiện rượu là một chứng nghiện nặng việc uống rượu.
Với những biện pháp an toàn gần đây được thực hiện do COVID-19, đối phó với căng thẳng tâm lý của một vài thay đổi trong cuộc sống có thể rất khó khăn. Sau đây là một vài chiến lược chăm sóc bản thân mà bạn có thể thực hiện ở nhà, mang đến lợi ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất của mình:
Dù duy trì việc cập nhật tin tức về đợt bùng phát COVID-19 là tốt, quá nhiều sự tiếp xúc có thể gây buồn bực. Hãy nghỉ ngơi, rời bỏ việc xem, đọc, hoặc nghe tin tức, thậm chí cả trên mạng xã hội. Giảm thời gian sử dụng màn hình có thể hỗ trợ cho sức khỏe tinh thần của bạn.
Chăm sóc cho cơ thể bằng cách tập luyện đều đặn tại nhà, ăn uống một chế độ cân bằng, và ngủ đủ giấc. Tránh thuốc lá, rượu, và các loại thuốc không được kê đơn bởi bác sĩ.
Dành thời gian nghỉ ngơi và tham gia vào các hoạt động bạn yêu thích. Bạn có thể chọn một sở thích mới để theo đuổi, hoặc học một kỹ năng mới trong thời gian rảnh rỗi để đánh lạc hướng bản thân khỏi những sự việc đang diễn ra.
Nỗ lực một cách có ý thức để kết nối với những người khác. Hãy trò chuyện với những người bạn tin tưởng về những điều khiến bạn lo ngại và cảm xúc của bản thân, thông qua tin nhắn, email, điện thoại, hoặc các cuộc gọi video. Dù cho chúng ta cần phải tự cách ly về mặt thể chất với nhau, không có nhu cầu phải bị cô lập với nhau về mặt xã hội.
Nếu bạn biết bất kỳ ai mắc phải các rối loạn sức khỏe tâm thần, hãy thể hiện sự ủng hộ dành cho họ bằng cách cho họ biết rằng họ có thể nói chuyện với bạn về những cảm xúc của bản thân hoặc điều họ đang gặp nhiều khó khăn.
Nếu trước đây bạn đã từng được chẩn đoán mắc phải một rối loạn sức khỏe tâm thần, sau đây là một vài cách tự chăm sóc bản thân trong suốt đại dịch này:
Tiếp tục dùng loại thuốc được bác sĩ kê đơn nhằm hỗ trợ quản lý rối loạn sức khỏe tâm thần
Liên lạc với một người bạn thân hoặc một người yêu thương nếu bạn cần tìm một nguồn trút bầu tâm sự, kể cả khi điều đó có thể khó khăn.
Nếu bạn là một phần trong một nhóm tôn giáo hoặc cộng đồng, bạn có thể liên hệ với mục sư hoặc lãnh đạo tinh thần để được hướng dẫn khi bạn bắt đầu trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực.
Nếu bạn cảm thấy rối loạn sức khỏe tâm thần của mình có vẻ đang trở nên tồi tệ hơn, và bạn đang trải qua tình trạng ngày một gia tăng lo lắng hoặc trầm cảm, hãy lên lịch hẹn ngay lập tức với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần thông qua điện thoại, video, hoặc trực tuyến.
Trong trường hợp bác sĩ chuyên khoa của bạn không sẵn sàng, bạn cũng có thể liên hệ với một trong các tổ chức về rối loạn sức khỏe tâm thần dưới đây: