Dr Tay Hin Ngan
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nhiều năm trước, nếu bạn thực hiện phẫu thuật tai, mũi, họng, đầu hoặc cổ, bạn hẳn thức dậy với những vết sẹo khó coi từ những vết mổ lớn mà bác sĩ phẫu thuật buộc phải thực hiện để tiếp cận những khu vực khó tiếp cận. Ví dụ, khi cần loại bỏ bướu lớn trong điều trị bệnh tuyến giáp, vết sẹo mổ có thể dài đến 10cm.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật đòi hỏi các phương pháp xâm lấn cao như tách hàm để bác sĩ phẫu thuật tiếp cận đến các khu vực cần thiết, và bạn có thể hình dung ra điều này có thể dẫn đến các biến chứng cho bệnh nhân.
Phần mô ở vùng cơ nuốt và cổ sẽ bị cắt qua để bác sĩ có thể tiếp cận vị trí phẫu thuật và sau đó được vá lại bằng thịt và da lấy từ các bộ phận khác như đùi. Trong trường hợp bệnh ung thư, thông thường bệnh nhân sẽ cần điều trị thêm hóa chất và xạ trị cùng nhau, điều này đồng nghĩa sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn.
Nhờ vào ra đời của nội soi và các công nghệ như phẫu thuật với cánh tay robot, phẫu thuật Tai-Mũi-Họng đã giảm thiểu xâm lấn khi điều trị bệnh & ung thư họng, khoang miệng và tuyến giáp.
Khi phẫu thuật bằng robot, bác sĩ có thể thực hiện TORS – phẫu thuật robot qua đường miệng – bao gồm việc nội soi với nhiều cánh tay robot khác nhau qua miệng để loại bỏ ung thư trong cổ họng, trong khi trước đây bác sĩ phải cưa hàm để tiến hành phẫu thuật.
Với kết quả của phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn bác sĩ không cần cắt qua nhiều mô khỏe mạnh, vì vậy không cần phải ghép mô từ những bộ phận khác trên cơ thể. Thay vào đó, các vết thương lành lại một cách tự nhiên, giữ được cấu trúc ban đầu ở xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ không bị mất cảm giác ở cơ nuốt như trong kỹ thuật ghép mô truyền thống.
Và do bác sĩ có thể dễ dàng tiếp cận và loại bỏ hoàn toàn khối u, bệnh nhân không phải trải qua quá nhiều liệu trình hóa xạ trị. Với trường hợp bệnh ung thư giai đang ở đoạn đầu, bệnh nhân thậm chí không cần thực hiện hóa xạ trị sau khi loại bỏ hoàn toàn khối u.
Kỹ thuật phẫu thuật Tai-Mũi-Họng hiện đại mang lại nhiều lợi ích:
Phẫu thuật tuyến giáp thường phải tiến hành khi tuyến giáp có mức tiết hoóc-môn quá mức, hay các nốt ung thư hoặc nghi ngờ là ung thư, hay tuyến giáp sưng lên thành bước cổ và cản trở đường hô hấp.
Bệnh nhân có thể được loại bỏ một bên hoặc toàn bộ tuyến giáp. Nếu ung thư lan rộng, bác sĩ sẽ loại bỏ thêm các hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp.
Đối với các nốt, miễn là nó vẫn an toàn, các bác sĩ có thể xử lý bằng các phương pháp không để lại sẹo như nội soi qua miệng, bên trong môi, qua nách, hoặc ngay sau tai và vào đường chân tóc. Vì vậy, bạn sẽ không cần phải che lại những vết sẹo nổi bật ở cổ nữa.
Với phương pháp ít xâm lấn, bạn có thể mong đợi để:
Cũng như bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào, phẫu thuật tuyến giáp cũng có một số rủi ro nhất định bất kể là cách tiếp cận như thế nào, bởi vì có nhiều cấu trúc khác nhau quanh vùng tuyến chẳng hạng như dây thần kinh quanh thanh quản tái phát điều khiển chuyển động của dây thanh âm
Tổn thương vô ý ở một bên dây thanh âm có thể gây ra khàn giọng, trong khi tổn thương cả hai có thể gây ra khó thở. Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương dây thần kinh sẽ rất thấp khi các bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện, thậm chí còn thấp hơn với sự trợ giúp của Robot. Ví dụ như Robot Da Vinci (một hệ thống phẫu thuật cho phép các bác sĩ phẫu thuật thực hiện các thao tác thông qua các vết mổ nhỏ) cung cấp hình ảnh được phóng to gấp mười lần, các công cụ rất linh hoạt giúp xác định và bảo tồn các dây thần kinh và tuyến cận giáp.
Chảy máu vùng tuyến giáp là đặc biệt nghiêm trọng bởi vì có thể dẫn đến việc tắc khí quản, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, cơ sở vật chất chăm sóc hậu phẫu phải tốt để đảm bảo dù có biến chứng nào xảy ra, bệnh nhân sẽ được chăm sóc y tế ngay lập tức.