Tiêm insulin là hình thức điều trị trong đó insulin được tiêm vào cơ thể để giúp kiểm soát mức đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Cách hoạt động
Insulin là loại hoóc-môn do tế bào tuyến tụy sản xuất. Insulin cho phép đường huyết (đường) đi vào tế bào và giữ mức đường huyết trong giới hạn bình thường.
Nếu bạn bị đái tháo đường, mức đường sẽ tiếp tục tăng sau khi ăn vì không có đủ insulin để di chuyển glucose vào trong các tế bào cơ thể.
Dùng insulin giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường bằng cách giữ đường huyết trong phạm vi mong muốn.
Nếu không được điều trị, mức đường huyết cao có thể dẫn đến các biến chứng như mù, tổn thương dây thần kinh, tổn thương thận, đau tim hoặc đột quỵ.
Các loại insulin
Có một số loại insulin. Các loại này khác nhau về:
Tốc độ bắt đầu hạ đường huyết
Thời gian cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất
Thời gian kéo dài hiệu quả
Loại chế phẩm insulin
Cách hoạt động
Tác dụng nhanh
* Lý tưởng để ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn * Tác dụng nhanh hơn nhiều, trong vòng 15 phút
Tác dụng chậm
* Giúp cơ thể sử dụng glucose giải phóng từ gan và ngăn glucose tăng quá cao để cơ thể luôn có năng lượng * Mất nhiều thời gian hơn để có tác dụng, từ 1 đến 3 giờ * Có tác dụng trong khoảng thời gian dài hơn, 18 giờ trở lên
Tại sao cần tiêm insulin?
Khi bị đái tháo đường tuýp 1, cơ thể tạo ra ít hoặc không tạo ra insulin do sự phá hủy tế bào tuyến tụy tạo dịch tiết insulin. Bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 1 cần nhiều tiêm insulin nhiều lần hàng ngày vào cơ thể để được sống.
Khi bị đái tháo đường tuýp 2, cơ thể kháng insulin và cần nhiều insulin hơn bình thường và tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chống lại cơ chế kháng insulin này. Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cũng có thể cần insulin, đặc biệt là nếu đã bị đái tháo đường trong thời gian dài.
Các nguy cơ và biến chứng của việc tiêm insulin là gì?
Insulin phải do bác sĩ kê toa và việc điều chỉnh liều lượng phải được giám sát.
Việc sử dụng insulin cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:
Đường huyết thấp
Tăng cân kém
Mô sần hoặc sẹo do tiêm quá nhiều trên cùng một bộ phận cơ thể
Phát ban ở vị trí tiêm, hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp, là trên toàn cơ thể
Vì liều lượng insulin chính xác cần thiết khác nhau đối với mọi người nên bác sĩ sẽ cần tính toán liều lượng bạn cần.
Quá nhiều insulin
Trong trường hợp quá liều insulin, nồng độ đường huyết có thể trở nên quá thấp. Điều này có thể gây hôn mê và thậm chí tử vong.
Để tăng lượng đường huyết, nước ép cam, đường cát hoặc bất kỳ dạng đường tinh khiết nào khác thường được cho dùng. Nếu bệnh nhân bị hôn mê thì sẽ tiêm đường vào dòng máu.
Thiếu insulin
Nếu liều insulin không đủ, bệnh đái tháo đường sẽ không được kiểm soát và trong những trường hợp kiểm soát kém, điều này cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như hôn mê.
Cần làm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ glucô trong máu nhằm phân biệt giữa 2 loại hôn mê. Nồng độ glucô trong máu thấp nghĩa là bệnh nhân đã dùng quá liều insulin. Nếu nồng độ này cao, điều đó có nghĩa là bệnh nhân chưa dùng đủ liều insulin. Cả hai trường hợp phải được xử lý như trường hợp cấp cứu trong bệnh viện.
Bạn có thể làm gì khi tiêm insulin?
Không thể uống insulin vì dạ dày sẽ tiêu hoá và tiêu hủy hết. Cách duy nhất hiện tại để nạp insulin là tiêm.
Cách tiêm insulin
Có nhiều cách khác nhau để tiêm insulin, chẳng hạn như ống tiêm, bút tiêm insulin, bơm insulin và máy phun. Bác sĩ sẽ giúp quyết định phương pháp tốt nhất cho bạn.
Ống tiêm hoặc bút tiêm insulin là phương pháp cung cấp insulin phổ biến và ít tốn kém nhất.
Vị trí tiêm insulin
Để tiêm dễ dàng, an toàn và thoải mái hơn, điều quan trọng là phải biết vi trí tiêm insulin. Insulin được tiêm vào vùng mỡ dưới da. Bác sĩ hoặc y tá sẽ tư vấn vị trí tiêm cho bạn.
Có 3 vùng tiêm chính:
Bụng (hấp thụ nhanh nhất)
Cánh tay
Đùi và mông (hấp thụ chậm nhất)
Lời khuyên tiêm insulin:
Tránh thay đổi vị trí tiêm thường xuyên. Điều này có thể làm cho mức đường huyết không ổn định, vì mức độ hấp thụ insulin vào máu khác nhau ở các vùng khác nhau.
Không tiêm insulin vào cùng một điểm tiêm mỗi lần. Điều này có thể làm cho mô sẹo dày lên, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ insulin.
Thời điểm tiêm insulin
Điều này phụ thuộc vào công thức bào chế insulin. Ở Singapore, loại insulin phổ biến nhất trong bữa ăn là insulin tác dụng nhanh với thời gian bắt đầu tác dụng nhanh. Loại này được tiêm 15 phút trước bữa ăn. Nguyên nhân là do insulin sẽ đi vào máu cùng lúc với sự gia tăng đường huyết từ các bữa ăn.
Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng insulin tác dụng nhanh, bạn sẽ phải đợi 30 phút rồi mới ăn. Insulin được hấp thu chậm hơn insulin tác dụng nhanh.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?
Có vị trí thuận tiện ở ngay trung tâm quận thành phố Singapore, các bệnh viện Mount Elizabeth là các cơ sở y tế tin cậy trong khu vực.
Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết của chúng tôi nổi tiếng trong lĩnh vực lâm sàng vì chuyên môn và kiến thức trong việc điều trị đái tháo đường và [rối loạn nội tiết] (/vi/specialties/endocrinology/conditions).
Bệnh nhân điều trị dùng insulin được cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng và hỗ trợ bởi nhóm y tế đa ngành của chúng tôi, bao gồm các y tá và chuyên gia tư vấn khác.
Đội ngũ bác sĩ nội tiết của chúng tôi
Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết của chúng tôi tại Mount Elizabeth giàu kinh nghiệm trong điều trị nhiều chứng rối loạn sức khỏe nội tiết, như đái tháo đường, cholesterol, tuyến giáp hoặc các bệnh nội tiết tố khác.
Nam
Nữ
Please check with your insurance provider for more information, and for their most up-to-date list of panel doctors.
^Specialists may qualify to be on the Extended Panel (EP). You may enjoy selected panel benefits depending on your policy and riders.
Chúng ta đã được nghe quá nhiều lần rằng thừa cân hoặc béo phì là không tốt, nhưng bạn có biết mức độ nguy hại của béo phì đối với sức khỏe của bạn không?
Bác sĩ Wong Pei Ying, bác sĩ đa khoa, đề xuất một vài cách để điều chỉnh lối sống và những thói quen ăn uống để kiểm soát ngược tiến trình mắc phải bệnh tiểu đường.