PET-MRI là thiết bị chẩn đoán hình ảnh y khoa có khả năng thực hiện đồng thời cả kỹ thuật chụp cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) và chụp cộng hưởng từ (MRI). PET là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y khoa hiện đại dùng để đánh giá chức năng của một cơ quan hoặc hệ cơ quan trong cơ thể. MRI dùng từ trường và sóng vô tuyến để ghi lại hình ảnh từ mọi góc độ của bộ phận bất kỳ trên cơ thể.
Việc sử dụng đồng thời cả PET và MRI sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chi tiết và chất lượng hơn so với khi sử dụng độc lập từng kỹ thuật. Công nghệ chẩn đoán hình ảnh kết hợp này nhằm mục đích cung cấp thông tin về nguyên nhân, tác động và tình trạng phát triển của nhiều bệnh lý khác nhau.
Cách thực hiện thủ thuật
Trong quá trình chụp PET, chất đánh dấu phóng xạ sẽ được tiêm vào máu. Vì chất đánh dấu phóng xạ thường tích tụ trong các mô bị bệnh nên máy chụp PET có thể dùng chất đánh dấu phóng xạ để tạo ra hình ảnh đa chiều về cơ thể.
Đối với chụp MRI, từ trường và sóng vô tuyến được dùng để tạo ra hình ảnh về cơ thể. Máy chụp MRI có thể cho ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan trong cơ thể dưới dạng nhiều lát cắt mỏng ở định dạng 3 chiều.
Tại sao cần chụp PET-MRI?
Bác sĩ có thể khuyến cáo chụp PET-MRI để thực hiện một trong những điều sau.
Phát hiện và chẩn đoán các rối loạn thần kinh, bất thường và bệnh lý ác tính phức tạp như ung thư vùng cổ và vùng chậu
Theo dõi đường đi của một số loại thuốc trong cơ thể để xác định chức năng cơ thể phù hợp
Theo dõi quá trình tế bào gốc trưởng thành và phát triển thành các mô cơ thể khác nhau
Chẩn đoán chính xác hơn. Chụp PET-MRI có thể phát hiện những bất thường trong não bộ bị bỏ sót khi chụp PET-CT ở hơn một nửa số bệnh nhân được chụp
Thuận tiện khi hoàn thành cả chụp PET và chụp MRI chỉ trong một lần khám
Ai không nên chụp PET-MRI?
Bạn cần cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ điều nào sau đây:
Thiết bị cấy ghép kim loại hoặc y khoa
Hình xăm
Hội chứng sợ không gian hẹp
Đang mang thai - trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, bác sĩ thường dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, trừ khi có lý do y tế chính đáng phải dùng đến MRI
Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về những rủi ro.
Các nguy cơ và biến chứng của chụp PET-MRI là gì?
Chụp PET-MRI là thủ thuật an toàn và không gây đau. Nhìn chung, công nghệ chẩn đoán hình ảnh được dùng không gây tác dụng phụ.
Chuẩn bị cho chụp PET-MRI như thế nào?
Nhìn chung, bạn nên tránh các bài tập cần gắng sức hoặc hoạt động tương tự trong một ngày trước khi chụp PET-MRI. Bạn cũng có thể cần nhịn ăn và uống trong vài giờ trước khi chụp PET-MRI.
Bạn có thể kỳ vọng điều gì khi chụp PET-MRI?
Thông thường, chụp PET-MRI là thủ thuật ngoại trú nên bạn có thể tiếp tục hoạt động trong ngày sau khi quá trình chụp hoàn tất.
Thời gian ước tính
Chụp PET-MRI có thể kéo dài đến 1,5 giờ.
Trước thủ thuật
Bạn sẽ được yêu cầu:
Thay áo choàng và loại bỏ toàn bộ các đồ vật rời như trang sức, đồng hồ, chìa khóa, tiền xu, điện thoại thông minh, ví và thẻ.
Điền vào bảng câu hỏi về bệnh sử của bản thân. Nêu rõ trong bảng câu hỏi nếu bạn dùng thiết bị y tế hoặc thiết bị cấy ghép bất kỳ hoặc đã thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ như phun mí mắt vĩnh viễn, dùng mi giả nam châm và có hình xăm trên da.
Kỹ thuật viên X-quang sẽ cùng bạn xem qua bảng câu hỏi và giải thích quá trình thực hiện chụp.
Bạn cũng sẽ được uống hoặc tiêm một lượng nhỏ chất đánh dấu phóng xạ. Bạn sẽ được yêu cầu chờ đợi trong tối đa một giờ để cơ thể hấp thụ chất đánh dấu.
Phần thuốc trong chất đánh dấu sẽ được các tế bào bị bệnh trong cơ thể hấp thụ.
Phần phóng xạ trong chất đánh dấu sẽ phát ra bức xạ, bức xạ này được phát hiện bằng cách dùng một camera đặc biệt gọi là camera gamma.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Bạn có thể kỳ vọng những điều sau trong khi thực hiện thủ thuật:
Bạn sẽ cần nằm trên giường chụp. Bạn sẽ được cung cấp tai nghe hoặc nút tai. Sẽ có nút bấm gọi phòng trường hợp bạn cần gọi kỹ thuật viên X-quang trong khi chụp.
Giường chụp sẽ trượt vào bên trong máy PET-MRI. Sẽ có tiếng gõ và tiếng đập ngắt quãng trong suốt quá trình chụp. Những tiếng này là do thay đổi về trường chênh từ của khối từ gây ra.
Bạn sẽ cần nằm yên trong suốt quá trình chụp. Cử động bất kỳ của cơ thể sẽ khiến hình ảnh bị mờ và quy trình chụp sẽ phải thực hiện lại.
Bạn sẽ không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình chụp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể cảm thấy nóng lên sau một thời gian nằm trong buồng từ. Điều này là bình thường nhưng nếu thấy khó chịu, bạn có thể nhấn chuông gọi và thông báo cho kỹ thuật viên X-quang.
Khi quá trình chụp hoàn tất, giường chụp sẽ trượt ra khỏi máy.
Sau thủ thuật
Trừ khi có hướng dẫn khác từ bác sĩ, bạn sẽ được phép tiếp tục các hoạt động thông thường sau khi chụp PET-MRI.
Bạn sẽ được hướng dẫn uống ít nhất 5 ly nước để đào thải chất đánh dấu phóng xạ.
Chăm sóc và giai đoạn phục hồi khi chụp PET-MRI
Bạn sẽ có thể tiếp tục hoạt động trong ngày như bình thường sau khi chụp PET-MRI.
Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây sau khi chụp, hãy thông báo ngay cho kỹ thuật viên y học hạt nhân hoặc bác sĩ:
Nghẹt mũi
Mắt ngứa
Mề đay và phát ban
Hắt hơi
Bồn chồn
Run và đau
Buồn nôn và nôn
Chóng mặt
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?
Tọa lạc ngay tại trung tâm Singapore trên các vị trí đắc địa ở Orchard và Novena, Mount Elizabeth là bệnh viện đã đạt nhiều giải thưởng được bệnh nhân trong khu vực tin tưởng.
Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh y học hạt nhân và kỹ thuật viên X-quang giàu kinh nghiệm của chúng tôi cung cấp dịch vụ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn cao để hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng xác định và kiểm soát nhiều bệnh lý y khoa cho bệnh nhân.
Find doctors from our allied hospitals
We offer a full spectrum of healthcare services under IHH Healthcare Singapore.
Check if your preferred hospital offers this treatment: