Về chân tay giả, chúng tôi dùng chi nhân tạo (chân tay giả) để tăng cường chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị mất chân tay. Dịch vụ chân tay giả của chúng tôi bao gồm thiết kế và chế tạo chân tay giả điều chỉnh riêng sao cho phù hợp với nhu cầu và lối sống của bạn.
Về dụng cụ chỉnh hình, chúng tôi dùng đai bên ngoài (đai chỉnh hình) để nâng đỡ các bộ phận trên cơ thể bị suy yếu do chấn thương, bệnh tật hoặc rối loạn thần kinh, cơ hoặc xương.
Đai chỉnh hình được thiết kế riêng và có thể dùng cho chi trên và chi dưới, bàn chân, hộp sọ hoặc cột sống. Ví dụ về các loại đai chỉnh hình khác nhau bao gồm:
Đai chỉnh hình cột sống
Đai chỉnh hình đầu gối-mắt cá chân-bàn chân
Đai chỉnh hình mắt cá chân-bàn chân
Đai chỉnh hình bàn chân
Tại sao bạn cần chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình?
Chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình có thể giúp cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống của các cá nhân, tùy theo nhu cầu riêng của họ.
Chân tay giả
Chân tay giả có thể giúp người có:
Vấn đề về khả năng vận động như đi lại, chạy nhảy
Khó khăn trong hoạt động thường ngày như ăn uống, viết lách và mặc quần áo
Công việc mang tính nghề nghiệp như làm rèn hoặc vẽ tranh
Dụng cụ chỉnh hình
Đai chỉnh hình có thể hỗ trợ trẻ em và người lớn bị:
Đầu méo do tư thế, trong đó đầu của trẻ sơ sinh phát triển với hình dạng và ngoại quan dẹt một cách bất thường
Bệnh lý về bàn chân như:
Cử động thất thường ở bàn chân
Bàn chân rũ, trong đó phần trước của bàn chân rũ xuống do yếu cơ
Lệch trong, trong đó bàn chân hướng ra ngoài do yếu cơ và vòm chân thấp
Lệch ngoài, trong đó bàn chân hướng ra ngoài do trương lực cơ gia tăng và vòm chân cao
Bàn chân hướng ra ngoài
Bàn chân hướng vào trong
Các nguy cơ và biến chứng của chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình là gì?
Chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình có thể có những nguy cơ và tác dụng phụ sau:
Chân tay giả
Nhìn chung, nhiệt độ ngoài da ở phần chi còn lại tăng lên có thể dẫn đến:
Phồng rộp
Đổ mồ hôi
Phát ban nhiệt
Trầy xước
Viêm da tiếp xúc
Lông mọc ngược gây đau
Chi trên giả
Nếu lắp chi trên giả, bạn có thể bị:
Phồng rộp
Trầy xước
Phát ban
Chi dưới giả
Nếu lắp chi dưới giả, bạn có thể bị:
Sưng mạn tính
Biến màu thành đỏ sẫm
Đầu chi phồng lên thành cục tròn
Tăng sinh nhanh chóng mô da bất thường
Các vấn đề về điều chỉnh tư thế
Mất vững cơ và căng cơ
Dáng đi bất thường
Dụng cụ chỉnh hình
Khi dùng đai bên ngoài, bạn có thể bị:
Phồng rộp
Chai sạn
Kích ứng da
Nhiễm nấm
Đè nén và loét do đái tháo đường
Bạn có thể kỳ vọng điều gì khi lắp chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình?
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám lâm sàng để quan sát những vấn đề sau:
Biến dạng ở xương
Tình trạng đau hoặc khó chịu
Phạm vi cử động
Hoạt động thể chất
Tăng hoặc giảm trương lực cơ
Bệnh lý và can thiệp liên quan
Bác sĩ cũng sẽ thăm hỏi về những khó khăn khi vận động. Tiếp theo, họ sẽ thực hiện các phép đo lường hoặc tạo khuôn. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến cáo các thiết bị, một số trong đó là thiết bị thiết kế sẵn và một số khác có thể cần phải đặt hàng, thiết kế riêng hoặc điều chỉnh.
Sau khi nhận được thiết bị, bác sĩ chuyên khoa sẽ:
Sắp xếp một buổi để lắp thiết bị cho bạn
Lắp thiết bị để đảm bảo ít gây khó chịu nhất
Hướng dẫn bạn cách tháo và lắp thiết bị
Tư vấn thời gian mang thiết bị
Tư vấn cách ứng phó với bệnh lý da nếu gặp phải
Khi kế hoạch điều trị của bạn tiến triển, thiết bị có thể cần được đánh giá thêm, điều chỉnh hoặc thay thế trong các buổi khám tiếp theo.
Chăm sóc và phục hồi sau lắp chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình
Ngay cả khi chân tay giả hoặc dụng cụ chỉnh hình được lắp đúng cách, giai đoạn làm quen ban đầu có thể khiến bạn khó chịu và nản lòng.
Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp bạn thoải mái hơn.
Đảm bảo thiết bị được giữ chắc và không quá lỏng lẻo. Thiết bị lắp lỏng lẻo sẽ chà xát và gây kích ứng da.
Theo dõi tình trạng làn da và chú ý đến sự xuất hiện các vùng đau nhức, mẩn đỏ, phồng rộp, chai sạn hoặc sưng. Hỏi bác sĩ chuyên khoa cách giúp vùng da tiếp xúc làm quen với thiết bị.
Định kỳ kiểm tra thiết bị xem có bị nứt hoặc có dấu hiệu hao mòn không. Tìm các bộ phận có thể cần phải thay.
Thực hiện theo chế độ bảo trì thiết bị để vệ sinh, chăm sóc và bảo quản đúng cách.
Nếu da trở nên sần sùi hoặc bị rạn thấy rõ, không mang thiết bị cho đến khi da lành lại. Nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở bàn chân, thay vớ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?
Tại các bệnh viện Mount Elizabeth Singapore, đội ngũ chuyên khoa cơ xương khớp của chúng tôi gồm các bác sĩ phẫu thuật, chuyên gia tư vấn, y tá, bác sĩ vật lý trị liệu và chuyên gia trị liệu chức năng phối hợp với nhau để giúp chẩn đoán, điều trị bệnh lý của bạn.
Mount Elizabeth được trang bị để cung cấp các thủ thuật ngoại khoa hiện đại và cam kết cung cấp các liệu trình điều trị điều chỉnh riêng cho từng bệnh nhân, bao gồm cả về chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình.
Find doctors from our allied hospitals
We offer a full spectrum of healthcare services under IHH Healthcare Singapore.
Check if your preferred hospital offers this treatment:
Khi còn nhỏ, con bạn sẽ có bàn chân bẹt nhưng khi chúng lớn lên, bàn chân nên phát triển thành hình vòm bình thường. Nếu điều này không xảy ra, bạn nên làm gì?