Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và thăm hỏi về triệu chứng, yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
Xét nghiệm chẩn đoán
Bác sĩ của quý vị cũng có thể đề xuất các xét nghiệm sau:
Điện tâm đồ(ECG) để ghi lại hoạt động điện tim thông qua các điện cực (các miếng nhựa nhỏ, dính vào da).
Siêu âm tim, trong đó dùng siêu âm để cho ra hình ảnh của tim.
Kiểm tra gắng sức tim khi tập thể dục, bao gồm chạy hoặc đi bộ trên máy chạy bộ để xác định khả năng phản ứng của tim trong quá trình hoạt động gắng sức. Kiểm tra này có thể được kết hợp với các kiểm tra khác như siêu âm tim.
Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol, triglyceride, đường và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh động mạch vành.
Chụp X-quang ngực để kiểm tra các tình trạng khác có thể giải thích cho các triệu chứng và kiểm tra tình trạng phì đại tim.
Chụp cộng hưởng từ tim(MRI tim), thủ thuật không xâm lấn dùng từ trường và sóng vô tuyến để cho ra hình ảnh chi tiết của tim.
Chụp CT động mạch vành, chụp không xâm lấn dùng thuốc nhuộm cản quang để cho ra hình ảnh chi tiết về các động mạch của tim.
Chụp động mạch vành, thủ thuật xâm lấn dùng thuốc nhuộm cản quang và X quang để kiểm tra dòng máu chảy qua các động mạch của tim.
Mẹo nhỏ: Bảo vệ trái tim của bạn bằng cách thường xuyên khám sức khỏe tổng quát. Các bệnh về tim thường có triệu chứng “thầm lặng”. Kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên để xác định những nguy cơ tiềm ẩn và được an tâm.
Đau thắt ngực được điều trị bằng cách nào?
Việc điều trị đau thắt ngực thường kết hợp thay đổi lối sống với dùng thuốc. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ cũng có thể khuyến cáo các thủ thuật và phẫu thuật y tế . Mục đích điều trị là để giảm tần suất và độ nặng của các cơn đau ngực, đồng thời giảm nguy cơ đau tim và tử vong.
Thay đổi lối sinh hoạt
Để nâng cao sức khỏe tim mạch, bạn nên:
Ưu tiên giấc ngủ. Mỗi người cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
Tập thể dục thường xuyên. Bài tập cardio (thể dục nhịp điệu) có thể giúp kiểm soát cân nặng, lượng cholesterol cao và tình trạng huyết áp cao. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về bài tập bạn có thể thực hiện khi bị đau thắt ngực.
Duy trì cân nặng cơ thể có lợi cho sức khỏe. Giảm cân có thể giúp giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Cố gắng ăn thêm nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt.
Giảm căng thẳng hết mức có thể. Thực hành các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng như tập thở sâu, thiền và chánh niệm.
Bỏ hút thuốc. Bỏ hút thuốc là một trong những cách tốt nhất để cải thiện tình trạng vì hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính.
Các loại thuốc
Để cải thiện tình trạng, bác sĩ có thể khuyến cáo dùng thuốc sau:
Nitrat để các mạch máu giãn ra và mở rộng, nhờ đó máu chảy đến cơ tim nhiều hơn.
Thuốc chống đông máu để giảm khả năng máu bị đông, giúp máu chảy qua các động mạch tim bị hẹp thêm dễ dàng.
Thuốc chẹn beta để giảm huyết áp và nhịp tim.
Statin để phòng tránh đau tim.
Thuốc chẹn kênh canxi để giảm huyết áp và giảm đau thắt ngực.
Thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin để giảm huyết áp.
Thủ thuật và phẫu thuật y tế
Bác sĩ cũng có thể khuyến cáo các thủ thuật và phẫu thuật y tế sau để điều trị đau thắt ngực.
Tạo hình mạch vành và đặt stent, thủ thuật xâm lấn tối thiểu để mở các động mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc thông qua bóng nong (tạ̣o hình mạch bằng bóng nong). Bác sĩ có thể đặt một cuộn lưới kim loại nhỏ (stent) để giữ cho các động mạch mở.
Rung tâm nhĩ (AF hoặc AFib), là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất được chẩn đoán trong lâm sàng. Bác sĩ tim mạch Pipin Kojodjojo giải thích tại sao bạn không nên bỏ qua nó.
Bạn nên bắt đầu kiểm tra bệnh tim vào lúc nào, và bác sĩ tiến hành sàng lọc cũng như chẩn đoán bệnh tim bằng cách nào? Bác sĩ tim mạch Paul Ong giải thích chi tiết.
Những cá nhân vận động ở mức độ cao và có thể trạng tốt (fit) cũng không hoàn toàn tránh khỏi các tình trạng tim. Dưới đây là lý do vì sao các vấn đề tim mạch dường như lại phổ biến ở những người có thể trạng tốt, và điều bạn có thể thực hiện để giảm rủi ro mắc bệnh.