Sốt - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Để giúp trẻ hồi phục khỏi sốt, bạn nên:

  • Cho trẻ uống thật nhiều nước.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thoải mái. Tránh mặc quá nhiều quần áo cho trẻ hoặc quấn em bé trong nhiều lớp khăn.
  • Đắp chăn trong lúc trẻ run rẩy và tắt máy lạnh để tăng nhiệt độ phòng.
  • Tránh tắm nước lạnh, vì run rẩy sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Thay vào đó hãy dùng nước ấm để tắm.
  • Lau mát cơ thể bằng nước ấm. Bạn có thể sử dụng khăn ướt để thấm ướt trán, cổ, nách và háng.

Đ: Trẻ em dễ bị sốt vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.

Sốt là dấu hiệu cơ thể đang chiến đấu với bệnh nhiễm trùng như là nhiễm trùng do vi-rút hoặc vi khuẩn. Sốt thường gặp hơn trong vài năm đầu đời.

Đ: Nhiệt độ cơ thể tăng tự nhiên vào buổi tối, nên cơn sốt nhẹ vào ban ngày có thể dễ dàng tăng lên trong khi ngủ.

Khi trẻ bị sốt, bạn nên:

  • Cho trẻ mặc một lớp quần áo thoáng mát.
  • Đắp chăn mỏng cho trẻ khi ngủ.
  • Tránh đánh thức trẻ để đo nhiệt độ lúc không cần thiết.
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc hạ sốt lúc không cần thiết nếu trẻ vẫn khỏe mạnh, không có bệnh lý nền nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng nặng.

Đ: Việc này tùy thuộc vào nhiệt độ máy lạnh. Nhìn chung, nên giữ phòng ở nhiệt độ vừa phải – không quá nóng và không quá lạnh.

Bạn có thể dùng máy lạnh hoặc quạt mức thấp để đạt nhiệt độ trong khoảng 24 – 26 độ C. Tránh thổi gió máy lạnh trực tiếp vào em bé.

Tăng nhiệt độ thêm hoặc tắt máy lạnh nếu trẻ bắt đầu run rẩy do tăng thân nhiệt.

Đ: Tùy thuộc vào loại thuốc hạ sốt, bạn có thể:

  • Nhắm ống nhỏ giọt thuốc vào đằng sau má trẻ để nhỏ thuốc càng gần với họng càng tốt và giảm khả năng nhổ thuốc ra.
  • Dấu thuốc bằng cách trộn vào thức ăn hoặc nước. Tránh dùng quá nhiều thức ăn hoặc nước vì trẻ có thể cảm thấy quá nhiều không dùng hết được thuốc. Trước khi bạn dùng phương pháp này, hãy hỏi bác sĩ xem việc đó có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc không.

Lưu ý: Luôn đảm bảo rằng trẻ ngồi thẳng trước khi cho dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu trẻ vẫn có thể nhổ ra một ít thuốc, không được cho trẻ thêm một liều nữa. Chỉ cho thêm một liều nữa nếu trẻ nôn thuốc ra ngay sau khi uống.

Đ: Bạn có thể lau mát cho người em bé bằng nước ấm. Sử dụng khăn ướt để thấm ướt trán, cổ, nách và háng. Điều quan trọng là cần lau khô người trẻ ngay sau đó để tránh bị lạnh run.

Tắm nhanh trong 15 phút trong nước ấm cũng có thể giúp hạ sốt. Đảm bảo rằng nước không bị nguội lạnh và bế trẻ ra nếu trẻ bắt đầu run rẩy.

Lưu ý: Không dùng nước lạnh hoặc nước đá và tránh lau mát cho trẻ lâu hơn 30 phút mỗi lần.

Đ: Nhìn chung, trẻ bị sốt và nôn cần uống nhiều nước để tránh mất nước. Nếu:

  • Em bé bị nôn, bạn nên tiếp tục cho con bú hoặc cho bé những bữa sữa nhỏ vì bé sẽ cần thêm nước.
  • Trẻ bị nôn, bạn nên: Khuyến khích trẻ uống ngụm nhỏ chất lỏng loãng, như nước hay nước thịt trong. Tránh nước trái cây và nước có ga cho đến khi trẻ khỏe hơn. Nếu trẻ không bị mất nước và không chán ăn, trẻ có thể ăn thức ăn đặc như bình thường.

Đ: Một số cha mẹ tin rằng mọc răng có thể gây sốt. Tuy nhiên, không có bằng chứng hỗ trợ điều đó. Mọc răng có thể khiến cho nhiệt độ của em bé tăng lên một chút, nhưng không đủ để gây sốt.

Nếu em bé bị sốt khi mọc răng, có thể là do bé đang bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng dễ gặp hơn ở em bé đang mọc răng vì thường xuyên cho ngón tay và các vật khác vào mồm.

Đ: Sốt là dấu hiệu cho thấy trẻ đang chiến đấu chủ động với bệnh nhiễm trùng mà trẻ mắc phải. Mặc dù thuốc có thể giảm các triệu chứng sốt, trẻ vẫn có thể lây nhiễm.

Để giữ an toàn cho các trẻ em khác, tốt nhất là nên để trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết sốt trong khoảng 24 giờ.

Đ: Nếu con bạn bị co giật do sốt, điều quan trọng là cần tránh hoảng loạn, hãy bình tĩnh và quan sát trẻ. Đa số cơn co giật do sốt kéo dài ít hơn 3 phút.

Trong cơn co giật do sốt, hãy giữ cho trẻ an toàn và ngăn ngừa mọi tổn thương vô ý bằng cách:

  • Đặt trẻ trên bề mặt mềm như là giường.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp để tránh bị nghẹn.
  • Đảm bảo rằng trẻ thở đủ.
  • Dùng khăn mềm để nhẹ nhàng lau nước bọt ở miệng trẻ.
  • Không cho ngón tay hoặc bất kỳ vật nào khác như là thìa vào trong miệng.
  • Ghi lại thời điểm cơn co giật bắt đầu vàthời gian kéo dài, vì bác sĩ có thể hỏi thông tin này sau đó.
  • (Nếu là cơn co giật do sốt tái phát) Dùng bất kỳ biện pháp điều trị nào mà bác sĩ đã chỉ định để dừng co giật.

Sau khi trẻ tỉnh hẳn, cho trẻ dùng thuốc (paracetamol hoặc ibuprofen) để giảm sốt.

Lưu ý: Nếu cơn co giật của trẻ kéo dài trong 5 phút trở lên, hãy gọi 995 hoặc đưa trẻ đến Khoa Cấp cứu của chúng tôi.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777