Cúm dạ dày & ngộ độc thực phẩm (Viêm đường tiêu hóa) - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh thường khỏi mà không cần điều trị y khoa trong vòng một tuần.

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao
  • Mất nước
  • Nôn nhiều
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Đau dạ dày dữ dội

Đ: Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, vi-rút hoặc ký sinh trùng gây ra có thể lây nhiễm.

Cách ngăn ngừa lây lan ngộ độc thực phẩm:

  • Nghỉ làm hoặc nghỉ học ở nhà
  • Thường xuyên rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước
  • Khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào

Đ: Thường thì bạn dễ lây nhiễm nhất từ thời điểm bắt đầu triệu chứng đầu tiên cho đến vài ngày sau khi khỏi triệu chứng.

Tuy nhiên, một số vi-rút, như rotavirus và norovirus, có thể khiến bạn có khả năng lây nhiễm trước khi triệu chứng bắt đầu và có thể được thải qua phân trong vài tuần.

Vì vậy vệ sinh bàn tay tốt là rất quan trọng để phòng ngừa lây lan nhiễm trùng.

Đ: Viêm đường tiêu hóa thường tự khỏi sau vài ngày và có thể điều trị ở nhà bằng thuốc không kê đơn. Thường không cần đến thuốc kháng sinh vì hầu hết các trường hợp viêm đường tiêu hóa là do vi-rút gây ra.

Một số cách chăm sóc cho bệnh nhân viêm đường tiêu hóa ở nhà bao gồm:

  • Uống thật nhiều chất lỏng để thay thế lượng chất lỏng bị mất do tiêu chảy và nôn. Nước, đồ uống cho người tập thể thao, nước thịt trong và dung dịch bù nước đường uống là những cách tốt để bù nước và chất điện giải.
  • Cân nhắc dùng các phương thuốc không kê đơn cho tiêu chảy. Nếu bạn cho trẻ uống thuốc, trước hết hãy kiểm tra với bác sĩ nhi khoa.
  • Ăn những lượng nhỏ thức ăn mềm như cháo, bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn nguyên chất.
  • Tránh các loại thức ăn có thể kích thích triệu chứng. Bao gồm các loại thức ăn nhiều chất béo hoặc đường và có chứa các sản phẩm từ sữa hoặc cafein.

Đ: Không, không có cách nào để biết bạn bị ngộ độc thực phẩm trước khi quá muộn, và không có cách nào để chữa ngộ độc thực phẩm trước khi bệnh bắt đầu biểu hiện.

Bạn có thể phòng ngừa và tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách:

  • Rửa tay trước và sau khi ăn.
  • Rửa và tráng bếp và dụng cụ ăn uống và các bề mặt kỹ trước khi sử dụng.
  • Tránh nhiễm chéo giữa thức ăn sống và chín bằng cách đảm bảo 2 loại thức ăn này được tách riêng trong khi bảo quản và chế biến.
  • Nấu thức ăn, đặc biệt là thịt, đến một nhiệt độ bên trong an toàn.

Đ: Điều quan trọng là cần nấu thịt lợn chín kỹ vì thịt lợn sống hoặc tái có thể làm bạn bị ốm. Thịt lợn có thể chứa ký sinh trùng như giun đũa hoặc sán dây, ký sinh trùng thường bị chết trong quá trình nấu ăn.

Đ: Cúm dạ dày, hay viêm đường tiêu hóa do vi-rút, có thể xảy ra nhiều lần, nhưng ít khi tái nhiễm cùng một lại vi-rút trong một thời gian ngắn.

Nếu bạn vừa hồi phục và gặp phải các triệu chứng ngay sau đó, hãy đi khám bác sĩ.

Đ: Đa số các trường hợp viêm đường tiêu hóa không nghiêm trọng và các triệu chứng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, những biến chứng nghiêm trọng như mất nước nặng có thể xuất hiện ở:

  • Người lớn tuổi
  • Trẻ em
  • Những người bị bệnh mạn tính
  • Những người có hệ miễn dịch suy giảm

Những nhóm người này cần chăm sóc y tế cho bệnh viêm đường tiêu hóa.

Đ: Ngộ độc thực phẩm thường không gây táo bón sau khi tiêu chảy. Tuy nhiên, táo bón có thể xảy ra do ăn uống kém khi bạn không khỏe và mất nước.

Nếu bị táo bón, bạn có thể cần:

  • Tăng lượng nước tiêu thụ
  • Dùng một số dung dịch bù nước đường uống
  • Tăng sử dụng men vi sinh

Đ: Bạn nên cố gắng ăn những bữa ăn nhẹ nhàng trong 1 – 2 ngày sau khi các triệu chứng chính đã hết.

Trong thời gian này, hãy chọn các loại thức ăn mềm, ít béo và ít chất xơ vì dễ tiêu hóa hơn. Điều này sẽ giúp hệ thống dạ dày-ruột điều chỉnh lại trong khi đang lành bệnh.

Đ: Than hoạt tính thường được dùng để điều trị ngộ độc. Không có bằng chứng cho thấy than hoạt tính có ích trong điều trị các triệu chứng cúm dạ dày.

Nếu bạn bị các bệnh mạn tính và đang dùng thuốc, hãy cẩn thận khi dùng than hoạt tính vì than này có thể ngăn chặn sự hấp thụ của một số loại thuốc.

Đ: Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên:

  • Nghỉ ngơi và uống các loại chất lỏng trong theo từng lượng nhỏ nhưng thường xuyên để ngăn mất nước.
  • Cân nhắc dùng dung dịch bù nước đường uống để bù lại nước và chất điện giải bị mất do nôn và tiêu chảy.
  • Ăn những bữa nhỏ thức ăn mềm, ít béo như cơm, bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn.

Trong đa số trường hợp, bạn sẽ tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh trạng không cải thiện sau vài ngày và nếu triệu chứng nặng, hãy đi khám bác sĩ.

Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, những người trên 60 tuổi hoặc bất kỳ ai mắc bệnh mạn tính hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu cũng nên đi khám bác sĩ đa khoa.

Đ: Nếu bạn có các triệu chứng nặng do mất nước, bạn có thể bị chóng mặt. Hãy tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức, nếu có thể.

Đ: Nếu con bạn:

  • Đã bắt đầu cai sữa, bạn nên cho ăn lượng nhỏ các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cơm, khoai tây và chuối.
  • Bị viêm đường tiêu hóa và đang mất nước do nôn hoặc tiêu chảy, bạn cần đảm bảo trẻ được bù nước thường xuyên để tránh mất nước. Thay vì nước trắng, bạn có thể cho bé uống dung dịch bù nước. Hãy làm theo hướng dẫn trên gói và cho uống những lượng nhỏ mỗi lần sau mỗi lần nôn và tiêu chảy, chờ một lúc để dạ dày nghỉ ngơi.
  • Đang bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn nên cho bú ít sữa hơn mỗi lần và bổ sung thêm dung dịch bù nước đường uống. Bạn không cần pha loãng sữa công thức.

Đ: Nghiên cứu đã thấy rằng men vi sinh không có ích trong việc giảm các triệu chứng của cúm dạ dày.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777