Cập nhật lần cuối: 11 Tháng Bảy 2019 | 3 phút - Thời gian đọc
Đau dạ dày, cúm dạ dày, và ngộ độc thực phẩm là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bụng dạ khó chịu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng, các triệu chứng và phương pháp điều trị có thể sẽ khác nhau.
Đau dạ dày là cơn đau đến từ dạ dày (bao tử). Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, và việc phân biệt chúng có thể khó.
Triệu chứng của đau dạ dày
Đau vùng thượng vị
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Nguyên nhân của đau dạ dày
Nhiễm khuẩn (H. pylori)
Một số loại thuốc (ví dụ như thuốc giảm đau, aspirin, steroids)
Điều trị đau dạ dày
Thuốc kháng acid để trung hòa acid dạ dày.
Thuốc kháng sinh cho trường hợp nhiễm vi khuẩn.
Thuốc ức chế làm giảm sự bài tiết acid
Phòng ngừa đau dạ dày
Tránh các loại thuốc giảm đau không cần thiết.
Sàng lọc vi khuẩn H. pylori.
Dùng thuốc phòng tránh đau dạ dày nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.
Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn.
Cúm dạ dày
Viêm dạ dày ruột do virus, thường được biết đến là cúm dạ dày, là một bệnh nhiễm trùng đường ruột được nhận diện bởi tiêu chảy lỏng, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa, và đôi khi có sốt.
Các triệu chứng của cúm dạ dày
Tiêu chảy
Đau bụng
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Các triệu chứng giống cảm cúm – ví dụ như sốt, đau cơ, nhức đầu
Nguyên nhân gây cúm dạ dày
Bạn có thể bị nhiễm virus từ:
Ăn hoặc uống đồ ăn nước uống bị nhiễm bẩn
Tiếp xúc với người bị bệnh
Điều trị cúm dạ dày
Uống thuốc giảm sốt và các triệu chứng khác, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoặc cho trẻ con uống thuốc. Không cho trẻ em hoặc thiếu niên uống aspirin khi đang mắc bệnh do virus, vì thuốc này có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng gọi là Hội Chứng Reye (Reye’s Syndrome).
Bù nước
Phòng tránh cúm dạ dày
Thực hiện vệ sinh tay và chuẩn bị thực phẩm đúng cách
Nấu chín thức ăn thật kỹ
Tránh dùng chung đồ ăn với người bị bệnh
Khử trùng toa lét và các bề mặt cứng
Thêm phần cẩn trọng khi du lịch tới các nước đang phát triển và khu vực nông thôn.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là do ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng. Biểu hiện thường là buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy, và thường khỏi mà không cần chữa trị gì thêm.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra do nhiễm khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng qua việc ăn thức ăn bị nhiễm, hoặc do tiếp xúc với người hoặc bề mặt nhiễm khuẩn.
Điều trị ngộ độc thực phẩm
Uống thuốc giảm sốt và các triệu chứng khác
Nghỉ ngơi nhiều và bù nước
Thuốc dạ dày cho trường hợp đau dữ dội
Thuốc kháng sinh cho các trường hợp ngộ độc thực phẩm do khuẩn nặng
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Thực hiện vệ sinh tay và chuẩn bị thực phẩm đúng cách
Nấu chín thức ăn thật kỹ
Tránh dùng chung đồ ăn với người bị bệnh
Khử trùng toa lét và các bề mặt cứng
Thêm phần cẩn trọng khi du lịch tới các nước đang phát triển và khu vực nông thôn.
Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài, hoặc nặng đến mức bạn không thể thực hiện các công việc hàng ngày – ví dụ như không thể đứng thẳng hoặc bước đi – hãy đến Trung tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị hiệu quả.
Cẩn trọng với những gì bạn ăn cũng là một việc giúp bạn phòng tránh hoặc cải thiện tình trạng bụng dạ khó chịu.
Nên ăn và uống:
Chất lỏng. Việc bổ sung lại nước đã bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa là rất quan trọng. Nước lọc, nước dùng trong, nước ép trái cây pha loãng, trà nhạt không đường, và nước dừa là một vài gợi ý dành cho bạn.
Nước dùng. Nếu không thể ăn uống, nước dùng hầm rau củ hoặc xương có thể là một thay thế tốt để cung cấp cho bạn các dưỡng chất cần thiết.
Gừng. Một cốc trà gừng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu bụng dạ khó chịu.
Chuối. Loại trái cây giàu kali này rất nhẹ nhàng với dạ dày, và có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng khó chịu thêm.
Cơm trắng. Cơm trắng là loại thức ăn nhẹ nhàng với dạ dày, và cũng có thể giúp làm rắn phân, ngăn chặn tiêu chảy.
Bánh mì khô. Hãy chọn loại bánh mì trắng không để giúp dịu những khó chịu trong bụng khi bị tiêu chảy.
Không nên ăn:
Các sản phẩm bơ sữa – như sữa, phô mai, và kem
Thức ăn chiên hoặc nhiều dầu mỡ
Nước ngọt và nước có ga
Thức ăn cay
Trái cây và rau củ sống
Ngũ cốc nguyên cám
What Is Gastritis? (2018, November 13) Retrieved 9 July, 2019 from https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis#2
Do I have a stomach virus or food poisoning? (2018, July 21) Retrieved 9 July, 2019from https://www.medicalnewstoday.com/articles/311508.php
Gastritis. (2020, April 03) Retrieved December 29, 2021, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807
Food poisoning. (2020, June 26) Retrieved December 29, 2021, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-20356230
What are the best foods for an upset stomach? (2020, June 03) Retrieved December 29, 2021, from https://www.medicalnewstoday.com/articles/food-for-upset-stomach
What to Eat (or Not) When Your Stomach Hurts. (2020, October 14) Retrieved December 29, 2021, from https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-food-stomach-upset
May mắn là không phải tất cả các cơn đau ngực đều báo hiệu một vấn đề về tim mạch. Bác sĩ Ooi Yau Wei giải thích các nguyên nhân khả dĩ gây đau ngực và cách xác định liệu cơn đau có liên quan đến tim hay không.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra đau đớn tiêu hóa (theo nghĩa đen), nhưng bạn vẫn có thể chung sống với nó. Đọc hướng dẫn của chúng tôi để hiểu thêm về IBS, và cách bạn có thể kiểm soát nó để có một cuộc sống vui vẻ và lành mạnh.