Trĩ, còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh lý trong đó các tĩnh mạch quanh hậu môn hoặc trực tràng dưới bị sưng hoặc viêm.
Các loại trĩ
Có 3 loại trĩ:
Trĩ nội
Trĩ ngoại
Trĩ huyết khối
Triệu chứng của trĩ là gì?
Các triệu chứng phụ thuộc vào loại trĩ.
Trĩ ngoại – Các triệu chứng bao gồm:
Ngứa
Kích ứng
Đau hậu môn và vùng lân cận
Sưng
Chảy máu
Trĩ nội – Trĩ nội thường không quan sát được và hiếm khi gây khó chịu. Tuy nhiên, việc rặn hoặc kích ứng trong quá trình đại tiện có thể gây:
Chảy máu
Sa hoặc lòi búi trĩ, có thể gây đau
Trĩ huyết khối – Tình trạng này là do cục máu đông hoặc huyết khối hình thành trong búi trĩ. Bạn sẽ thấy có một cục u cứng gần hậu môn sưng tấy, viêm và đau.
Các triệu chứng khác của trĩ bao gồm:
Có máu trong phân
Ngứa hậu môn
Có u ở hậu môn
Lưu ý: Triệu chứng trĩ có thể giống với triệu chứng ung thư đại trực tràng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá đầy đủ và chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân gây trĩ là gì?
Trĩ có liên quan đến việc tăng áp lực hoặc gắng sức rặn. Các nguyên nhân bao gồm:
Rặn khi đại tiện
Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính
Béo phì
Nâng vật nặng liên tục
Đứng nhiều giờ
Ngồi trong thời gian dài, đặc biệt là trên bồn cầu vệ sinh
Tiền sử gia đình bị trĩ
Mang thai
Những yếu tố nào gây nguy cơ mắc bệnh trĩ?
Tại Singapore, cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh trĩ. Bệnh này đặc biệt phổ biến ở người trên 40 tuổi và khi đang mang thai.
Các yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ bao gồm:
Béo phì
Tiền sử gia đình
Thói quen ngồi một chỗ
Chế độ ăn ít chất xơ hoặc chế độ ăn quá nhiều chất xơ
Thói quen đi vệ sinh không tốt như rặn quá nhiều hoặc ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài làm gia tăng áp lực lên búi trĩ
Biến chứng và các bệnh liên quan của trĩ là gì?
Biến chứng do trĩ không thường xảy ra, nhưng có thể bao gồm:
Thiếu máu. Tình trạng này là vì mất máu do trĩ mạn tính.
Cục máu đông. Tình trạng này còn được gọi là trĩ huyết khối. Có thể phải phẫu thuật trong một vài trường hợp.
Làm thế nào để phòng tránh trĩ?
Để phòng tránh hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ:
Đừng nhịn đi đại tiện. Phân có thể khô và cứng lại. Việc này có thể dẫn đến việc phải gắng sức rặn và gia tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ. Việc này cũng có thể khiến trĩ nội không đau trở thành trĩ ngoại có đau.
Tránh ngồi lâu trên bồn cầu. Ngồi lâu trên bồn cầu sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu ở hậu môn.
Ăn thêm nhiều chất xơ. Việc này giúp ngăn ngừa táo bón và việc phải gắng sức rặn. Ngoài ra, hãy cân nhắc dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ.
Uống thêm nhiều nước. Việc này giúp tránh bị mất nước, tình trạng góp phần làm phân khô, cứng và táo bón.
Tập thể dục thường xuyên. Việc này ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa bằng cách hỗ trợ quá trình di chuyển của thức ăn và chất thải qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tránh các môn thể thao hoặc hoạt động liên quan đến nâng vật nặng.
Trĩ có thể tái phát sau khi đã hồi phục. Do đó, hãy áp dụng các thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh các đợt trĩ trong tương lai.
Dù bạn thích gọi nó là ‘hemorrhoids’ hay ‘piles’, vẫn tồn tại rất nhiều phương án để xử lý loại bệnh lý gây đau đớn này. Ở đây, chúng tôi sẽ giải thích các triệu chứng, nhân tố rủi ro và phương pháp điều trị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ cực kỳ phổ biến, nhưng nhiều người có các lầm tưởng về vấn đề mà thật ra nó lại rất khác. Chúng tôi hé lộ sự thật đằng sau 5 lầm tưởng liên quan đến bệnh trĩ.
Bệnh trĩ, hay còn được biết đến với tên gọi lòi dom, có thể gây đau xung quanh hậu môn, xả dịch hoặc chảy máu. Bạn có nên lo lắng và liệu phẫu thuật có cần thiết hay không?