Dr Look Chee Meng Melvin
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ ngoại tổng quát
Dù rất quen thuộc với nhu cầu và khả năng di chuyển các chất thải trong ruột, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự biết điều này diễn ra như thế nào? Điều chịu trách nhiệm cho việc này là các cấu trúc mạch máu xốp được biết đến với tên gọi chung là tấm đệm hậu môn, nằm dọc theo ống hậu môn. Được cấp một lượng lớn máu do chúng phồng ra và co lại nhằm cho phép chúng ta “tống” chất thải, đôi khi chúng có thể bị ứ trệ, tạo thành các búi trĩ, hay còn được gọi là búi trĩ nội.
Những tĩnh mạch sưng phồng này có thể phát triển bên trong trực tràng, tạo thành búi trĩ nội. Chúng có thể hoặc không xuất hiện dưới dạng các cục thịt nhỏ bên dưới da quanh viền ngoài của hậu môn, tạo thành các búi trĩ ngoại. Khi các búi trĩ nội tăng kích thước, chúng cũng có thể đẩy ra bên ngoài ống hậu môn khi cố gắng tống phân ra ngoài, tạo thành các búi trĩ bị sa ra ngoài. Hiện tượng sưng này có thể gây ra sự khó chịu, và thậm chí là đau đớn.
Các búi trí bị sa ra ngoài thường co lại và lùi vào trong ống hậu môn một cách tự nhiên sau khi đi cầu, nhưng khi chúng trở nên to hơn, bạn có thể phải dùng tay đẩy chúng vào. Nếu chúng trở nên quá to, cuối cùng chúng sẽ nằm bên ngoài hậu môn.
Trĩ cũng có thể gây ra các triệu chứng như ngứa hoặc chảy máu sau khi đi cầu. Hiện tượng cuối cùng thường được mô tả là thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh.
Có rất nhiều lầm tưởng và hiểu sai liên quan đến bệnh trĩ, đặc biệt là do chúng gây ra sự lúng túng và có thể khó mở lời đề cập đến.
Các mạch máu trong trực tràng của bạn sẽ sưng lên nếu chúng bị chịu áp lực đủ cao. Những nguyên nhân phổ biến gây ra điều này là:
Dù người lớn tuổi dễ bị bị trĩ hơn, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, kể cả trẻ em. Chế độ ăn uống kém, thiếu vận động, rặn khi đi vệ sinh và ngồi trong một thời gian kéo dài đều góp phần gây bệnh trĩ.
Khi bạn bị trĩ, việc ngồi trên các bề mặt cứng và lạnh có thể khiến bạn đau hơn vì phần hậu môn của bạn nhạy cảm hơn khi chạm vào. Tuy nhiên, bệnh trĩ không phải do ngồi trên bề mặt lạnh gây nên vì riêng nhiệt độ không gây ra sự gia tăng áp lực hay sự suy yếu của các thành trực tràng.
Một nguyên nhân thật sự gây ra bệnh này là việc ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là trên bồn cầu. Điều này có thể làm tăng áp lực lên các mạch máu ở hậu môn.
Một khi bắt đầu bị trĩ, chúng có xu hướng phát triển lớn hơn và nghiêm trọng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, chúng có thể cải thiện nếu bạn bắt đầu áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục nhiều hơn và tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu khi cố gắng tống phân ra ngoài.
Nếu triệu chứng không cải thiện dù đã có sự thay đổi trong lối sống, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp để điều trị bệnh trĩ. Các trường hợp bị chảy máu và sa trực tràng có thể yêu cầu phải phẫu thuật như cột trĩ, hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác như triệt tiêu hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và điều quan trọng là phải tìm kiếm sự tư vấn y tế càng sớm càng tốt. Trì hoãn có thể dẫn đến các biến chứng như sự hình thành của các cục máu đông hay còn gọi là huyết khối.
Thức ăn cay không gây trĩ nhưng chúng có thể làm bộc phát triệu chứng nếu bạn đã mắc bệnh trĩ. Các loại gia vị như tiêu có thể đi qua ruột mà không bị tiêu hóa và có thể làm kích ứng ống hậu môn trên đường ra ngoài.
Virus và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng (nhiễm trùng xảy ra tại chỗ nối giữa ống hậu môn và trực tràng) nhưng chúng không gây ra bệnh trĩ. Bệnh trĩ không lây lan và bạn không thể bị nhiễm bệnh này qua việc dùng chung toilet.
Trĩ là loại bệnh phổ biến và là nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng chảy máu trực tràng. Tuy nhiên, điều quan trọng là không tự chẩn đoán vì hậu môn chảy máu có thể dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm hơn. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu tình trạng chảy máu diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng hay dai dẳng, hoặc nếu bạn đang trải qua cơn đau hay sự ngứa/ khó chịu nghiêm trọng.