Ung thư tuyến giáp - Chẩn đoán và Điều trị

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp như thế nào?

Ung thư tuyến giáp được chẩn đoán bằng các xét nghiệm và thủ thuật sau:

Thăm khám thực thể (khám sức khỏe)

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám vùng cổ để xác định những thay đổi vật lý ở tuyến giáp của bạn, chẳng hạn như xuất hiện các hạch tuyến giáp. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về các yếu tố nguy cơ, như phơi nhiễm phóng xạ trước đây và tiền sử gia đình có người bị u tuyến giáp hay không.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định xem tuyến giáp của bạn có đang hoạt động bình thường hay không.

Siêu âm

Siêu âm sử dụng sóng âm cao tần để ghi lại hình ảnh của các cấu trúc trong cơ thể. Để ghi lại hình ảnh tuyến giáp, đầu dò siêu âm được đặt trên vùng cổ thấp. Hình ảnh tuyến giáp thu được trong siêu âm giúp bác sĩ xác định hạch tuyến giáp là lành tính hay ác tính.

Lấy mẫu mô tuyến giáp

Trong thủ thuật sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ, bác sĩ sử dụng một cây kim mảnh, dài đâm xuyên qua da vào hạch tuyến giáp bằng định hướng của siêu âm. Mẫu mô tuyến giáp nghi ngờ ác tính được thu thập bằng kim và phân tích cẩn trọng trong phòng thí nghiệm để tìm kiếm tế bào ung thư.

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác

Bạn có thể phải thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để giúp bác sĩ xác định liệu ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp chưa. Các xét nghiệm này bao gồm chụp CT, MRI và xạ hình sử dụng i-ốt phóng xạ.

Xét nghiệm di truyền

Một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy có thể có những thay đổi về mặt di truyền liên quan đến các bệnh ung thư nội tiết khác. Tùy thuộc vào tiền sử gia đình bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm di truyền nhằm tìm kiếm các gen làm tăng nguy cơ ung thư.

Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính để loại bỏ các hạch tuyến giáp ác tính lớn và phát triển nhanh:

  • Phẫu thuật tuyến giáp mổ mở thông thường để cắt bỏ một nửa hoặc toàn bộ tuyến giáp thông qua một vết rạch ở cổ dưới
  • Có thể điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc xạ trị sau phẫu thuật
    • Điều trị bằng i-ốt phóng xạ nghĩa là đưa đồng vị i-ốt phóng xạ liều cao vào cơ thể dưới dạng viên nang hoặc chất lỏng theo đường uống sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Xạ trị sử dụng chùm tia bức xạ năng lượng cao chiếu vào một điểm cụ thể trên cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Liệu pháp nội tiết tố: Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc levothyroxine trong suốt phần đời còn lại nhằm bổ sung hoóc-môn tuyến giáp còn thiếu và ức chế việc sản sinh hoóc-môn kích thích tuyến giáp.
  • Liệu pháp nhắm đích thường được sử dụng khi ung thư tuyến giáp đã bước vào giai đoạn tiến triển. Phương pháp này tập trung tấn công các yếu tố điều khiển sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp bằng robot, một phẫu thuật robot tiên tiến, có thể được sử dụng để loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp mà không cần rạch ở cổ, điểm mở của phương pháp phẫu thuật này là ở nách thay vì cổ, do đó không nhìn thấy sẹo ở cổ sau phẫu thuật
  • Bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà để hỗ trợ điều trị, như duy trì sức khỏe trong và sau điều trị bằng chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều rau xanh, trái cây, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777