Dr Leong Hoe Nam
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Một vài tuần trước, có thông tin báo cáo về một nam giới 30 tuổi tại Singapore được chẩn đoán nhiễm sán dây. Bệnh nhân này ăn cá sống mỗi ngày, và không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi anh bắt đầu bị chuột rút ở dạ dày và đi tiêu ra máu. Không lâu sau đó, anh ta đào thải toàn bộ con sán dài 2.8m ra khỏi cơ thể.
Với Tết nguyên đán đang đến gần, nhiều người trong chúng ta sẽ chuẩn bị thưởng thức một trong những món ăn yêu thích: yusheng (gỏi cá sống). Vậy, liệu bạn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay không? Sán dây phổ biến đến mức nào? Và làm thế nào để bảo vệ bản thân?
Bác sĩ Leong Hoe Nam, bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ thêm về chủ đề này.
Nhiễm sán dây diễn ra khi một người ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm trứng sán dây hoặc ấu trùng. Ăn phải trứng sán dây dẫn đến trứng sẽ di cư ra ngoài ruột và tạo thành các u nang ấu trùng trong các mô và cơ quan của cơ thể, trong khi ăn phải ấu trùng sán dây, ruột sẽ bị nhiễm sán dây trưởng thành.
Sau đây là 8 điều cần biết về ký sinh trùng trong cá sống.
Như Bác sĩ Leong Hoe Nam giải thích, ăn cá sống chỉ hiếm khi dẫn đến nhiễm ký sinh trùng ở Singapore:
Mặc dù sự yêu thích của chúng ta đối với cá sống làm tăng nhẹ nguy cơ, Cục Thú y-Nông lương Singapore (AVA) đã làm rất tốt công việc kiểm tra thực phẩm. Chúng ta có những quy định nghiêm ngặt về cách cá phải được nuôi, bảo quản và chế biến.
Nếu bạn đang dùng bữa bên ngoài tại một nhà hàng có uy tín, cá trong món gỏi của bạn phải vượt qua các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt của AVA, và sẽ được tách biệt khỏi bất kỳ loại cá nào sẵn sàng để nấu chín nhằm tránh lây nhiễm chéo.
Tuy nhiên, Bác sĩ Leong cũng nhắc lại rằng bạn nên thận trọng nếu có dự định đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết Nguyên Đán này. Không phải quốc gia nào cũng có AVA của riêng mình, do đó bạn không nên cho rằng tất cả thực phẩm đều sẽ sạch sẽ. Nhật Bản, ví dụ, có nhiều trường hợp mắc bệnh ký sinh trùng do giun gây ra hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Sán dây thường không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng sau có thể xuất hiện ở người bị nhiễm sán dây:
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không biết rằng họ mang sán dây. Nếu bạn bị nhiễm sán, có khả năng bạn sẽ nhận ra những bộ phận nhỏ của con sán trong phân của mình khi chúng đi qua đường ruột.
Tin tốt là sán dây thường dễ điều trị. Thuốc uống thường đủ hiệu quả để cơ thể loại bỏ mầm bệnh.
Nguy hiểm hơn sán dây là gnathostoma spinigerum, một loại giun nhỏ có thể gây ra bệnh gnathostomiasis, đến lượt nó lại có thể dẫn đến viêm màng não (nhiễm trùng não). Triệu chứng bao gồm sốt, ói mửa, chán ăn và sưng đau dưới da. Tìm kiếm tư vấn y tế ngay lập tức nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này sau khi ăn gỏi cá hoặc bất kỳ loại cá sống nào khác.
Nhiễm giun lươn Anisakis, còn được gọi là bệnh giun cá trích, là do những con giun nhỏ bám vào thành thực quản, dạ dày và ruột của bạn. Bạn có thể bị nhiễm giun khi ăn cá hoặc mực chưa nấu chín.
Triệu chứng bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sốt nhẹ. Nếu bạn cảm thấy ngứa ran trong cổ họng khi ăn cá hoặc mực sống, có thể bạn có thể ho ra con giun lươn trước khi nuốt phải.
Tình trạng này vẫn còn cực kỳ hiếm gặp ở Singapore, nhưng cũng không phải là chưa từng xảy ra. May mắn thay, Bác sĩ Leong cho biết tình trạng này thường không nghiêm trọng: "Chúng tôi chỉ nghe nói về những trường hợp nhiễm giun lươn Anisakis lẻ tẻ, và tình trạng này thường chỉ gây kích ứng nhẹ không gây ra các vấn đề khác. Chúng tôi chẩn đoán bằng nội soi (ống kính nhỏ được đưa xuống cổ họng của bạn), và loại bỏ con giun trong cùng một quy trình."
Bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn từ việc ăn cá chưa nấu chín hơn là có ký sinh trùng sống bên trong cơ thể. Các tình trạng nhiễm trùng này dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Các tình trạng nhiễm khuẩn tiềm ẩn từ việc ăn cá chưa nấu chín hoặc cá sống bao gồm nhiễm khuẩn salmonella và listeria. Cũng nên lưu ý đến nguy cơ của vi khuẩn vibrio vulnificus sống trong sò ốc sống hoặc chưa nấu chín, đặc biệt là hàu. Nhiễm khuẩn vibrio vulnificus có thể gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn cũng có thể đã nghe nói về liên cầu khuẩn nhóm B (strep). Năm 2015, Singapore trải qua đợt bùng phát khủng khiếp của liên cầu khuẩn nhóm B - Group B streptococcus (GBS). Nhiều người bị nhiễm vi khuẩn này và một số người đã trải qua các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Điều này cuối cùng đã dẫn đến lệnh cấm trên toàn quốc đối với việc ăn cá nước ngọt sống, tất nhiên điều đó có nghĩa là nhiều quầy hàng rong và nhà hàng phải ngừng phục vụ món gỏi cá chẽm (ikan parang yusheng).
Vào giữa năm 2020, có sự gia tăng đột ngột số ca nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) ở Singapore. Điều này cho chúng ta thấy, Singapore và các nước láng giềng luôn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn này. Hãy thận trọng khi ăn cá sống, đặc biệt nếu bạn có hệ thống miễn dịch yếu hơn.
Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến khác bao gồm vi khuẩn salmonella (một loại vi khuẩn gây chuột rút, nôn mửa, tiêu chảy và sốt) và vi khuẩn aeromonas (một loại vi khuẩn ăn thịt gây tiêu chảy mãn tính).
Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách ăn ở những nhà hàng và quán cà phê được kiểm soát, những quầy hàng rong được xếp hạng cao hơn, và bằng cách thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt tại nhà.
... Bạn cũng có thể bị bệnh chỉ từ việc xử lý nó! Tình trạng này hiếm gặp, nhưng mycobacterium marinum (một bệnh nhiễm khuẩn do chạm vào cá) có thể lây nhiễm vào vùng da cánh tay và chân, dẫn đến các vết loét đỏ hoặc nổi các nốt sần. May mắn thay, một đợt dùng thuốc kháng sinh ngắn hạn thường đủ để chữa trị tình trạng này.
Nhiễm khuẩn do lây nhiễm chéo cũng có thể xảy ra. Ở nhà không có một hội đồng y tế nào quản lý bạn, nhưng bạn vẫn nên cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt! Vệ sinh tốt nói chung là rất quan trọng – chạm vào thực phẩm sạch bằng bàn tay nhiễm bẩn sẽ không có lợi ích gì, vì vậy hãy luôn rửa tay kỹ sau khi chế biến cá sống.
Sử dụng chung dụng cụ hoặc thớt cho cá sống và các thực phẩm khác cũng có thể lây lan mầm bệnh, vì vậy hãy nhớ sử dụng dụng cụ sạch sẽ mọi lúc.
Một loại vi khuẩn có tên vibrio vulnificus sống trong sò ốc sống hoặc chưa nấu chín, đặc biệt là hàu, có thể gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, tình trạng này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Những người mắc bệnh gan, cần truyền máu định kỳ và những người có hệ miễn dịch kém – ví dụ: bệnh nhân ung thư, người bị suy thận mãn tính và người mắc bệnh tiểu đường – đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh.
Đây là một lý do nữa tại sao điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp khi chế biến và phục vụ hải sản!
Thật không may, không có cách nào để biết liệu cá sống có an toàn để ăn hay không chỉ bằng cách nhìn, hoặc ngửi chúng. Bạn sẽ không thể nhìn thấy hoặc ngửi thấy ký sinh trùng - chúng quá nhỏ!
Bạn cũng sẽ không thể "tiêu diệt" bất kỳ mầm bệnh nào bằng cách vắt nước cốt chanh hoặc tắc lên cá. Cách duy nhất chắc chắn để loại bỏ mầm bệnh khỏi cá là nấu chín đúng cách.
Có một vài cách để bảo vệ bản thân khỏi cả nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn khi ăn bất kỳ loại cá sống nào, không chỉ yusheng. Dưới đây là những gợi ý của Bác sĩ Leong: