Nguyên Nhân Gây Chứng Đau Bụng Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì?

Nguồn: Shutterstock

Nguyên Nhân Gây Chứng Đau Bụng Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì?

Cập nhật lần cuối: 05 Tháng Giêng 2022 | 4 phút - Thời gian đọc

Tất cả trẻ sơ sinh đều khóc, nhưng nếu con bạn dường như gào thét không ngừng, đó có thể là chứng khóc dạ đề (colic). Trước khi sử dụng các loại nước hỗ trợ tiêu hóa, hãy tìm hiểu sự thật về khóc dạ đề.

Chứng khóc dạ đề (colic) thường phát triển trong vài tuần đầu đời của bé, và đây là một vấn đề gây bối rối cho các bậc cha mẹ. Vì các triệu chứng của khóc dạ đề tương tự như muôn vàn vấn đề sức khỏe khác, rất khó để phân biệt khi nào bé đang bị đau bụng và khi nào thì bé gặp phải một vấn đề nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những điều bạn cần biết.

Khóc Dạ Đề Là Gì?

Chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có thể được định nghĩa là khóc hơn 3 giờ mỗi ngày, hơn 3 lần mỗi tuần, trong hơn 3 tuần. Trẻ bị khóc dạ đề thường khỏe mạnh, nhưng khóc nhiều hơn, thường không có lý do rõ ràng. Các nhà nghiên cứu ước tính cứ 10 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc chứng khóc dạ đề.

Mặc dù khóc dạ đề có thể gây khó hiểu và căng thẳng cho cả bạn và con, đây không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên, việc chăm sóc một em bé mới sinh thường rất khó khăn, vì vậy khi con bạn liên tục buồn bực, cảm thấy căng thẳng chỉ là điều tự nhiên.

Các Triệu Chứng Của Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ Sơ Sinh

Symptoms of colic

Các dấu hiệu chung của khóc dạ đề tương tự như các triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe khác, vì vậy hãy đặc biệt chú ý đến các chi tiết cụ thể. Ghi nhận những yếu tố sau ở trẻ:

  • Khóc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, thường là vào buổi tối
  • Khóc kể cả khi không đói hoặc không cần gì cả
  • Khóc với âm điệu cao, giống như đang gào thét
  • Khóc nhiều hơn thậm chí sau khi đã được xoa dịu
  • Không có vẻ gì là bị bệnh

Nếu bé ngừng khóc sau khi ăn, thay bỉm hoặc được xoa dịu, thì đây không phải là chứng khóc dạ đề. Trẻ sơ sinh thường khóc khi chúng cần gì đó và dừng khóc khi nhu cầu đã được đáp ứng.

Nguyên Nhân Gây Ra Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ Sơ Sinh

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng khóc dạ đề, mặc dù các bác sĩ tin rằng một số yếu tố có thể kích hoạt tình trạng này ở trẻ, chẳng hạn như:

  • Trào ngược dạ dày - thực quản, hoặc trào ngược "thầm lặng", xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Ợ hơi sau bữa ăn không triệt để hoặc không đầy đủ.
  • Không dung nạp sữa.
  • Sự tăng trưởng và phát triển bình thường của hệ tiêu hóa.
  • Sự kích thích quá mức.
  • Đầy hơi gây đau.
  • Sinh non.

Mặc dù khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh thường không có nguyên nhân chính xác, đôi khi, chứng khóc dạ đề có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khiến con bạn bị đau hoặc khó chịu.

Vì trẻ sơ sinh không thể nói, nên tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý có thể khiến bé bị đau buồn. Các vấn đề về tim, não, cũng như các chấn thương bên trong và bên ngoài cơ thể, cũng có thể có biểu hiện tương tự như khóc dạ đề. Nếu bạn dường như không thể tìm ra nguyên nhân của hành vi quẫn trí của bé, hoặc bạn nghi ngờ bé có thể đã mắc phải một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Nước Chống Nôn Có Thể Giúp Xoa Dịu Chứng Khóc Dạ Đề Cho Trẻ Không?

Phản ứng tự nhiên của cha mẹ là tìm kiếm bất kỳ phương thuốc nào, chẳng hạn như nước chống nôn (gripe water), để xoa dịu trẻ bị đau bụng. Tuy nhiên, rất khó để biết phương pháp điều trị nào an toàn và hiệu quả.

Nước Chống Nôn Là Gì?

Nước chống nôn là một dạng chất lỏng được làm từ nhiều loại thảo mộc khác nhau, giúp xoa dịu em bé của bạn. Loại nước này được quảng bá, gợi ý cho các bậc cha mẹ như một phương pháp điều trị nhằm xoa dịu các triệu chứng đầy hơi, khóc dạ đề, và các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như đau do mọc răng và nấc cụt.

Hiện nay, có rất nhiều công thức nước chống nôn khác nhau. Một số trong đó có thể chứa đường hoặc cồn, và hỗn hợp các loại thảo mộc khác nhau, chẳng hạn như:

  • Tiểu hồi
  • Gừng
  • Hoa cúc La Mã
  • Cam thảo
  • Quế
  • Bạc hà chanh

Mặc dù nước chống nôn rất dễ mua tại các nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm, và các tiệm tạp hóa, cần lưu ý rằng đây không được tính là một loại thuốc, do đó có thể chưa trải qua quá trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt như các loại thuốc khác. Vì các công thức pha chế khác nhau khá nhiều, bạn nên cân nhắc các phương pháp khác cho con mình thay vì dùng nước chống nôn.

Các Liệu Pháp Tại Nhà Để Điều Trị Khóc Dạ Đề Ở Trẻ Sơ Sinh

Treating colic

Nếu em bé của bạn bị khóc dạ đề và bác sĩ đã loại trừ mọi vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, có một số liệu pháp tại nhà bạn có thể thử để giúp trẻ thoải mái hơn khi bị đau bụng. Những phương pháp này bao gồm:

  • Xoa dịu bé bằng cách mát-xa toàn thân.
  • Nếu con bạn bú bình, hãy thử đổi sang một loại núm vú khác để giảm thiểu lượng không khí lọt vào khi bé bú, vì điều này có thể gây ra hiện tượng tích tụ khí gas gây đau đớn.
  • Giữ bé ngồi thẳng và vỗ ợ đúng cách sau mỗi lần ăn.
  • Đặt bé nằm sấp để giúp thoát khí gas bị mắc kẹt.
  • Kiểm tra lại thực phẩm bạn cho bé ăn. Nếu con bạn quấy khóc sau khi tiêu thụ một số loại sữa nhất định, hãy thử thay đổi sữa và xem liệu có hiệu quả hay không.
  • Xoa bụng của bé và xoay chân bé vòng tròn để giúp giải phóng khí gas bị mắc kẹt.
  • Dành nhiều thời gian ôm bé sát vào người, tiếp xúc da-với-da.
  • Đưa bé ra khỏi nhà để hít thở không khí trong lành.
  • Thử dùng liệu pháp âm thanh để làm bé dịu lại, chẳng hạn như tiếng ồn trắng hoặc nhạc ru nhẹ nhàng.

Các Loại Thuốc Và Thực Phẩm Nên Tránh Cho Em Bé Bị Khóc Dạ Đề

Một số người có thể gợi ý các phương pháp điều trị khóc dạ đề có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn. Bạn nên tránh:

  • Thêm ngũ cốc gạo vào bình sữa. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ nghẹn, và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh đây là giải pháp cho chứng khóc dạ đề.
  • Thuốc nhỏ giảm đầy hơi hoặc các loại thuốc khác. Đừng cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào trừ khi bác sĩ đã kê đơn hoặc tư vấn.
  • Chế độ ăn hạn chế. Điều quan trọng là em bé của bạn nhận được dinh dưỡng cân bằng từ sữa trong vài tháng đầu đời, trước khi bạn giới thiệu cho bé thức ăn đặc đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Khi Nào Nên Đưa Bé Đi Khám Vì Khóc Dạ Đề

Dealing with colic

Đa phần các trường hợp khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có thể được giảm bớt bằng các liệu pháp tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ hoặc Phòng Khám Cấp Cứu (UCC) nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Phát ban
  • Nôn mửa

Hãy yên tâm rằng tình trạng khóc dạ đề sẽ chấm dứt vào một giai đoạn nào đó khi bé lớn lên, và con bạn sẽ không còn khóc mãi. Những giai đoạn thử thách này rồi cũng sẽ qua. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa. Họ có thể loại trừ bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào và tư vấn cho bạn cách xử lý chứng khóc dạ đề.

Brennan, D. (2019, May 19) Could Your Baby’s Crying Be Colic? Retrieved 11/7/19 from https://www.webmd.com/parenting/baby/what-is-colic#2

Brennan, D. (2019, May 19) Understanding Colic: Treatment. Retrieved 11/7/19 from https://www.webmd.com/parenting/baby/colic-treatments#2

Brennan, D. (2019, Mar 23) Understanding Colic – The Basics. Retrieved 11/7/19 from https://www.webmd.com/parenting/baby/understanding-colic-basics#2

Gill, K. (2016, Dec 7) What Causes Colic? Retrieved 11/7/19 from https://www.healthline.com/symptom/colic

Gill, K. (2018, Dec 4) 14 Remedies To Try For Colic. Retrieved 11/7/19 from https://www.healthline.com/health/childrens-health/best-colic-remedies
Bài viết liên quan
Xem tất cả