Dr Kannan Kaliyaperumal
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Trong bài viết này, Bác Kỹ Kannan Kaliyaperumal, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mouth Elizabeth, chia sẻ về một số tình trạng phổ biến nhất ở bàn chân và mắt cá chân, cùng với triệu chứng và các lựa chọn trong điều trị, để bạn biết những gì cần làm tiếp theo.
Bunions về cơ bản là một dạng tật ở ngón chân cái. Bệnh nhân mắc bunions có một ngón chân cái bị lệch hướng ra ngoài, và một vết lồi trên phần bên trong của bàn chân. Tình trạng này thường được phát hiện ở phụ nữ nhiều hơn.
Khi một vết bunion to dần lên và vết chai hình thành, nó có thể sẽ đem lại cảm giác rất đau đớn.
Vậy nguyên nhân gây ra bunions? Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân có thành viên trong gia đình mắc bunions có nhiều khả năng bị bunions hơn. Việc thường xuyên đi giày hẹp, chẳng hạn như giày cao gót, cũng có thể khiến chứng bunions trở nên tồi tệ hơn. Trong hầu hết trường hợp, có rất nhiều yếu tố kết hợp góp phần gây ra tình trạng này.
Nếu bạn bị bunions nhưng không đi điều trị, bạn có thể phải đối mặt với những cơn sưng đau, da bị rạn nứt, các ngón chân nhỏ bị chồng lên nhau, và cuối cùng là viêm khớp gây đau (hao mòn) cùng với chứng cứng khớp. Những triệu chứng này có thể lần lượt gây ảnh hưởng đến dáng đi của bạn, khi bạn thay đổi trọng tâm một cách tự nhiên lên bàn chân còn lại để tránh cơn đau.
Hầu hết các vết bunions có thể được kiểm soát mà không cần phẫu thuật bằng cách sử dụng nẹp silicone cho ngón chân, nẹp ban đêm, giày được chỉnh sửa hoặc đế giày tùy chỉnh để giảm áp lực cho khớp bị đau.
Nếu vết bunion trở nên cực kỳ đau đớn, gây khó khăn khi đi đứng, hay khiến khả năng lựa chọn giày của bạn bị hạn chế, ca phẫu thuật có thể là cần thiết. Trong một quy trình chăm sóc ban ngày, bác sĩ phẫu thuật sẽ sắp xếp lại khớp ngón cái để giảm nhẹ các triệu chứng, chỉnh sửa bất kỳ dạng dị tật nào, và phục hồi cơ năng. Hầu hết bệnh nhân có thể đi lại vào ngày hôm sau sau khi thực hiện phẫu thuật, thời gian hồi phục toàn diện thường mất khoảng 8 đến 12 tuần.
Trong khi bong gân mắt cá chân là một thương tổn thể thao phổ biến, nó vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong những sinh hoạt thường ngày, như sau một cú ngã bất thường chẳng hạn. Mắt cá chân thường bị vặn vào trong, có thể khiến các dây chằng ở mắt cá chân bị căng giãn. Bạn có thể thấy mắt cá chân sưng lên, cảm thấy đau đớn khi đi lại và gặp hạn chế ở phạm vi chuyển động ở mắt cá chân. Thậm chí bạn còn có thể nghe hoặc cảm nhận được một âm thanh 'bộp' vào thời điểm xảy ra tình trạng căng giãn dây chằng.
Đôi khi sẽ rất dễ để bỏ qua một trường hợp bong gân mắt cá chân và cho rằng nó chẳng nghiêm trọng gì. Nhưng nếu không được điều trị, vết thương có thể sẽ không lành đúng cách, và nó có thể để lại cơn đau mãn tính. Thay vào đó, bạn nên làm theo phương pháp RICE (Rest - Nghỉ ngơi, Ice - Đá lạnh, Compression - Nẹp ép, Elevation - Kê cao):
Cơn sưng và đau từ một trường hợp bong gân mắt cá chân nhẹ thường sẽ ổn định lại trong vòng 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, bầm tím, và bị sưng dai dẳng không đỡ sau 2 - 3 ngày, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để loại trừ trường hợp chấn thương xương, chấn thương sụn, hoặc rách dây chằng.
Bác sĩ có thể đề nghị điều trị một ca bong gân mắt cá chân nghiêm trọng hơn bằng các buổi vật lý trị liệu được thiết kế chuyên biệt, băng nẹp, hoặc thời gian nghỉ ngơi kéo dài.
Nếu cơn đau kéo dài, có thể bên trong xương đã bị bầm tím ở mức độ sâu hơn, hoặc các mô bị sẹo hóa đang ngăn trở quá trình hồi phục của bạn. Cũng có thể xảy ra trường hợp dây chằng bị thương hoặc rách khiến mắt cá chân của bạn dễ bị sái hơn, hay tạo cảm giác không vững. Nếu các vấn đề này không có phản ứng tích cực với các phương pháp điều trị khác, có một khả năng thấp là bạn có thể cần phẫu thuật.
Tùy vào vấn đề đang phải đối mặt, bác sĩ có thể tiến hành nội soi cắt lọc (để loại bỏ các mô bị sẹo hóa), phục hồi dây chằng, hoặc tái tạo bề mặt sụn (để thay thế các phần sụn bị tổn hại). Hầu hết các ca phẫu thuật chăm sóc ban ngày này đều sử dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi. Tùy các loại phẫu thuật được thực hiện, nhưng thường sau 2 - 3 tháng bạn có thể quay lại thói quen tập luyện thường ngày.
Nhóm tuổi là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi nói về tình trạng bàn chân bẹt! Trẻ em thường có khả năng mắc tình trạng bàn chân bẹt không đau, linh hoạt (được biết đến với tên gọi bàn chân bẹt di động (mobile flat feet) ) cao hơn nhiều, vì dây chằng của chúng lỏng hơn và co giãn được. Tuy vậy, chúng vẫn có thể cảm thấy một cơn đau nhức âm ỉ ở bàn chân hoặc gân gót trong lúc chơi thể thao hoặc chạy bộ. Nếu con bạn bị bàn chân bẹt, bạn có thể thử áp dụng các bài tập giãn gân Achilles đơn giản, sử dụng dụng cụ chỉnh hình tùy chỉnh hoặc giày được thiết kế đặc biệt để giúp xoa dịu cơn đau - hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm.
Trong các trường hợp hiếm gặp, một tình trạng ẩn như dính khớp cổ chân (các xương bị dính lại với nhau) hoặc có thêm xương không bị dính với các xương khác có thể là căn nguyên của vấn đề. Thỉnh thoảng, các tình trạng này có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Nếu bạn bị bàn chân bẹt, có khả năng bệnh bắt nguồn từ chứng rối loạn chức năng gân. Điều này xảy ra khi gân bị tổn hại do sử dụng quá nhiều hoặc bị lão hóa. Các triệu chứng bao gồm đau và sưng ở phần bên trong bàn chân, cùng với mất dần độ cong của vòm bàn chân, cảm giác yếu sức, và mất khả năng nhón chân.
Trong giai đoạn đầu, các buổi vật lý trị liệu và dụng cụ chỉnh hình tùy chỉnh có thể giúp được. Nếu không được điều trị, vấn đề này có thể dẫn đến viêm xương khớp thoái hóa và khó khăn trong việc đi lại, nhưng phương pháp điều trị phẫu thuật nhằm tái sắp xếp bàn chân và sửa chữa gân có thể giúp được bạn. Thời gian phục hồi sau ca phẫu thuật chỉnh hình thường mất khoảng 6 - 8 tuần.