Dr Lee Boon Leng Kevin
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để duy trì sự cân đối và tận hưởng niềm vui trong lúc chiến đấu với mức độ căng thẳng cao khi sống tại Singapore, một thành phố với nhịp sống nhanh.
Nhưng chấn thương có thể xảy ra, và khi chúng xuất hiện, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể là điều cần thiết.
Chạy bộ, đạp xe và bóng đá là ba trong số những bộ môn thể thao phổ biến nhất tại Singapore. Với sự gia tăng trong việc tham gia chơi những môn thể thao này, chắc chắn số lượng chấn thương sẽ tăng tương ứng, cho dù do lạm dụng hay bị sang chấn, Bác sĩ Kevin Lee, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, chia sẻ.
Sự gia tăng nổi tiếng của các môn thể thao này có thể đến từ một bộ phận dân số ngày càng quan tâm đến sức khỏe, nhưng không phải ai tham gia chơi thể thao cũng biết về những rủi ro và sự nguy hiểm tiềm ẩn – cho đến khi họ bị chấn thương.
Dưới đây là danh sách 5 chấn thương thể thao nghiêm trọng đứng đầu và cách thức điều trị chúng:
Các vận động viên tham gia những môn thể thao có cường độ cao với các chuyển động xoay quanh trục, chẳng hạn như bóng đá, bóng bầu dục, và bóng rổ, có nguy cơ bị các chấn thương đầu gối cao hơn, Bác sĩ Lee chia sẻ.
Bệnh nhân thường gặp khó khăn với những trường hợp đầu gối không ổn định, đau đớn, hoặc bị vặn lại nếu dây chằng chéo trước hay sau của họ bị rách. Hồi phục dây chằng chéo trước (ACL) có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật phục hồi. Trong quá trình phẫu thuật, phần dây chằng chéo trước (ACL) bị rách sẽ được thay thế bằng một mô ghép được – lấy từ cơ thể của bệnh nhân – được sử dụng làm giàn giáo để tạo điều kiện cho dây chằng mới phát triển.
Chấn thương đầu gối này phổ biến nhất ở các vận động viên chơi những môn thể thao tương tác như rugby hoặc bóng đá, đòi hỏi rất nhiều động tác vặn quanh các khớp. Một vài trường hợp rách sụn chêm có thể lành lại tự nhiên. Tuy nhiên, phần lớn rách sụn chêm không thể tự lành và sẽ cần phải được phẩu thuật nhằm phục hồi, hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Những người đạp xe cần phải đặc biệt cẩn thận với nguy cơ gãy xương khi ngã.
Chấn thương gãy xương đòn thường xảy ra do ngã ở tốc độ tương đối nhanh, khi đó lực tác động từ cú ngã dồn vào vai và xương đòn. Thường gây đau ở phần xương đòn, đi kèm sưng tấy và dị dạng.
Sụn bôi trơn khớp và có thể bị hao mòn do những hoạt động thể thao mạnh.
Cách điều trị những chấn thương sụn và loãng xương ở khớp có thể là tiêm axit hyaluronic để bôi trơn khớp; các thủ tục tái tạo sụn, hoặc phẫu thuật thay thế toàn bộ hoặc một phần đầu gối trong trường hợp tồi tệ nhất.
Viêm gân thường gây ra do lạm dụng, dẫn đến tình trạng viêm và đau. Triệu chứng là cảm giác đau phía trên hoặc dưới xương bánh chè, trở nên trầm trọng hơn trong lúc leo thang, ngồi xổm, chạy, hoặc đi bộ lên dốc.
Viêm gân thường được điều trị bằng phương thức cổ điển, bao gồm nghỉ ngơi, kéo giãn cơ bắp và chườm đá, thuốc kháng viêm, và liệu pháp sóng điện xung kích tần số vô tuyến, Bác sĩ Lee nói.