-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Getty Images and Shutterstock
Bạn có biết các bệnh bong gân, căng cơ bắp, và các cơn đau cơ thể khác là một vài trong số nhiều tình trạng bệnh cơ-xương-khớp mà bác sĩ thường tiếp nhận trong phòng khám? Trong số các tình trạng bệnh cơ-xương-khớp thường gặp nhất là bong gân mắt cá chân, các chấn thương vùng vai, các vấn đề về cổ tay và ngón tay, cũng như đau khớp gối hoặc bàn chân.
Hãy tiếp tục đọc bài viết để hiểu rõ hơn về một vài tình trạng bệnh chi dưới thường gặp mà có thể bạn đã từng gặp phải, cùng với nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp hỗ trợ điều trị.
Đau Gót Chân (hay viêm cân gan chân) xảy ra khi dải mô ở lòng bàn chân, có chức năng kết nối gót chân với các ngón chân (hay còn gọi là cân gan chân) bị viêm. Chứng viêm này là nguyên do của cơn đau bạn cảm nhận. Viêm cân gan chân có thể xuất hiện do gót chân chịu áp lực quá độ, dẫn đến tổn thương mô.
Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm cân gan chân là đau nhói ở gót chân. Cơn đau này thường dữ dội nhất khi bước chân đầu tiên vào buổi sáng, hoặc sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi dài, ví dụ như khi bước ra khỏi xe.
Viêm cân gan chân có thể phát triển ở những người có các biểu hiện sau:
Để chuẩn đoán chứng viêm cân gan chân, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang bàn chân của bạn. Sự hiện diện của một gai xương gót chân, một mỏm xương ở phía dưới xương gót chân, thường là dấu hiệu của viêm cân gan chân.
Bác sĩ có thể đề nghị một vài cách khác nhau để quản lý cơn đau từ viêm cân gan chân, hầu hết đều có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.
Đứng nghiêng người về phía trước và chống hai bàn tay duỗi thẳng vào tường. Bước một chân toạc ra trước, chân sau cong khớp gối, cảm nhận sức ép kéo giãn cơ bắp chân khi vào tư thế. Giữ yên tư thế trong 10 giây và thả lỏng. Lặp lại bài tập 20 lần cho mỗi chân.
Trong tư thế ngồi, bắt chéo chân bị đau lên trên chân còn lại. Với đầu gối chân bị đau gập lại, nắm lấy các đầu ngón chân ở bàn chân bị đau, kéo giãn từ từ về trên cho đến khi cảm nhận sức kéo dãn ở bắp chân. Bạn cũng có thể tự quấn một chiếc khăn tắm quanh bàn chân bị đau và kéo về phía mình. Giữ yên tư thế kéo dãn trong 10 giây và lặp lại 20 lần cho mỗi chân. Nên thực hiện bài tập này ngay sau khi tỉnh dậy vào buổi sáng, hoặc sau một thời gian dài ngồi yên hoặc nghỉ ngơi.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, khi cơn đau không thuyên giảm bất chấp các phương pháp trị liệu tại nhà, có các phương pháp hỗ trợ điều trị khác có thể được đề cử như tiêm cortisone vào bàn chân, hoặc liệu pháp dùng sóng xung kích (shockwave therapy).
Bong gân mắt cá chân xảy ra khi các dây chằng ở mắt cá chân bị kéo căng quá mức dẫn đến rách. Hiện tượng này có thể xảy ra khi mắt cá chân bị lật lại hoặc xoay vặn ở một góc kỳ lạ trong khi đi trên nền đất không bằng phẳng, hoặc khi chúng ta ngã. Tình trạng căng cơ bắp mắt cá chân cũng xảy ra tương tự. Khác nhau ở chỗ bong gân mắt cá chân gây tổn thương đến các dây chằng, trong khi căng cơ gây tổn thương cho cơ hoặc gân. Cả hai tình trạng đều có triệu chứng tương đồng.
Đau nhói vùng mắt cá chân là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có chấn thương. Mắt cá chân bị chấn thương có thể cũng sẽ sưng lên và đau khi chạm vào. Sau khi xảy ra chấn thương, khả năng vận động của mắt cá chân có thể bị hạn chế và bạn có thể cảm thấy không vững vàng khi bước đi.
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro bong gân và căng cơ mắt cá chân phổ biến bao gồm:
Bác sĩ sẽ khởi đầu bằng việc kiểm tra nhẹ nhàng vùng mắt cá bị chấn thương để kiểm tra mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ cũng sẽ xoay nhẹ mắt cá chân để xác định vị trí chấn thương và điểm đau. Nếu cần thiết, có thể cần chụp X-quang mắt cá chân để chắc chắn không rạn xương.
Sau khi tiến hành các kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bong gân dựa trên mức độ tổn thương của dây chằng. Bong gân mắt cá chân cấp 1 (Grade 1) gây tổn thương nhẹ, trong khi bong gân mắt cá chân cấp 3 (Grade 3) có thể gây mất ổn định vĩnh viễn. Nhận biết cấp độ bong gân mắt cá chân giúp xác định phương thức điều trị cần thiết.
Trong các trường hợp bong gân mức độ nhẹ hơn, bác sĩ thường đề nghị áp dụng phương pháp RICE tại nhà trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi xảy ra chấn thương.
Nói chung, thời gian hồi phục sau khi bong gân mắt cá có thể kéo dài từ 3 tuần đến 6 tháng. Sau khi vết bong gân mắt cá lành lại, có thể đề nghị một liệu trình vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh của mắt cá chân và phòng ngừa khả năng tái phát chấn thương. Phẫu thuật ít phổ biến và thường được áp dụng cho các bệnh nhân mắc chứng mất ổn định mắt cá chân kéo dài và không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn.
Viêm khớp (Osteoarthritis) là một căn bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở bàn tay, hông, và các khớp gối. Viêm khớp gối thường bắt nguồn từ sự hao mòn hoặc thoái hóa của phần sụn trong khớp gối, và có thể gây đau khớp gối khi mất đi lớp bảo vệ tự nhiên này.
Đầu gối có thể bị sưng viêm và cứng. Bạn sẽ cảm thấy đau khi tham gia vào các hoạt động thể chất bình thường, như đi bộ hay leo cầu thang. Khớp gối có thể kêu cót két, đôi khi phát ra tiếng lục cục. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau có thể ngăn bạn tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày.
Rủi ro mắc bệnh viêm khớp gối tăng cao nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau:
Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp gối một cách nhẹ nhàng để tìm các điểm đau. Tầm chuyển động, khả năng gập duỗi của đầu gối cũng có thể được kiểm tra. Nếu cần thiết, sẽ tiến hành chụp X-quang. Các kiểm tra khác, như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng có thể được đề nghị nhằm xác định tình trạng của khớp gối chi tiết hơn.
Các phương pháp điều trị sau đây có thể được kê toa cho bệnh nhân viêm khớp gối: