Thời Gian Trẻ Sử Dụng Màn Hình Trong Mùa Dịch COVID-19

Nguồn: Shutterstock

Thời Gian Trẻ Sử Dụng Màn Hình Trong Mùa Dịch COVID-19

Cập nhật lần cuối: 21 Tháng Năm 2020 | 5 phút - Thời gian đọc

Giờ đây khi các gia đình phải hạn chế ở trong nhà, bố mẹ đang chật vật với việc quyết định bao nhiêu thời gian trước màn hình là đủ cho trẻ. Dưới đây là cách hạn chế tối đa rủi ro và tối ưu việc sử dụng thời gian trước màn hình trong suốt đại dịch COVID-19.

Trong lúc các gia đình thích nghi với trạng thái bình thường mới, khi chúng ta học tập, làm việc và vui chơi trong sự an toàn của ngôi nhà của mình, đương nhiên thời gian con trẻ dành trước màn hình sẽ tăng lên.

Việc này có thể khiến một số phụ huynh lo lắng – dù sao thì chúng ta đều đã được cảnh báo về những tác động tiêu cực khi cho trẻ sử dụng màn hình quá nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nhớ rằng thời gian 'hơn' trước màn hình đang phục vụ một mục đích trong suốt giai đoạn này: chúng cho phép chúng ta tiếp tục duy trì công việc, giáo dục, và đời sống xã hội từ sự an toàn của ngôi nhà.

Thay vì lo lắng về sự gia tăng bất khả kháng trong thời gian con bạn sử dụng màn hình, các chuyên gia hướng dẫn chúng ta nên tập trung vào việc khai thác tối đa khoảng thời gian đó.

Dưới đây là những điều bạn nên biết về những rủi ro tiềm ẩn của thời gian trước màn hình, và cách bạn có thể hướng đến việc sử dụng màn hình một cách lành mạnh trong suốt giai đoạn này.

Hiểu Về Rủi Ro Của Thời Gian Sử Dụng Màn Hình

Rủi ro về sức khỏe trong thời gian sàng lọc
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng màn hình quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về béo phì, chất lượng giấc ngủ kém, mỏi mắt, cũng như các vấn đề về giáo dục và hành vi.

Điều quan trọng cần chú ý là hầu hết những ảnh hưởng này lên sức khỏe do việc sử dụng màn hình quá nhiều thường xuất phát từ việc cắt giảm các hoạt động khác, như là chơi đùa hiếu động (active play) và giao tiếp xã hội, những hoạt động vô cùng quan trọng đối với việc học hỏi và phát triển của con em bạn.

Hầu hết những rủi ro này đều có thể được hạn chế tối đa bằng cách đảm bảo con em bạn duy trì sự cân bằng giữa thời gian trước màn hình và các hoạt động thể chất khác, và giám sát chất lượng nội dung trẻ được tiếp cận.

Những Hướng Dẫn Về Thời Gian Sử Dụng Màn Hình Có Vẫn Áp Dụng Trong Giai Đoạn Ở Nhà Hiện Nay Không?

Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Paediatrics – AAP) trước đây đã đề xuất những giới hạn sau về thời gian sử dụng màn hình:

  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi nên tránh hoàn toàn việc sử dụng màn hình, ngoại trừ các hình thức trò chuyện video (video-chat).
  • Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm tuổi có thể xem hoặc sử dụng các chương trình và ứng dụng chất lượng cao nếu có người lớn xem hoặc chơi cùng các bé để giúp chúng hiểu được điều chúng đang xem.
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi không nên dành quá 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày trước màn hình, và nên có người lớn xem hoặc chơi cùng các bé.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên nên được áp dụng giới hạn chặt chẽ về thời gian được dùng với các phương tiện truyền thông, bất kể hình thức phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, chấp nhận hoàn cảnh ngoại lệ hiện nay, AAP đã công bố văn bản vào ngày 17 tháng 3 năm 2020: "Trong khi các giới hạn vẫn quan trọng, trong tình cảnh căng thẳng này, việc sử dụng các phương tiện truyền thông hình ảnh của trẻ khả năng cao sẽ tăng lên."

Thay vì lo lắng về khoảng thời gian con bạn đang dành trước màn hình, bạn có thể tập trung vào việc giữ cho thời gian sử dụng màn hình mang đến sự tích cực và hỗ trợ cho bé.

Bí Kíp Tận Dụng Tối Đa Thời Gian Trước Màn Hình Trong Suốt Đại Dịch COVID-19

Lựa Chọn Nội Dung Chất Lượng Cao

Tác động của màn hình lên trẻ phụ thuộc ít hơn vào thời gian, và nhiều hơn vào loại nội dung trẻ giao tiếp khi sử dụng màn hình.

Các loại nội dung màn hình chất lượng cao mang đến nhiều lợi ích cho con em bạn, cho phép trẻ học hỏi các kỹ năng mới và luyện tập giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Theo các chuyên gia tại Viện Quốc Gia về Phát Triển Trẻ Em Mầm Non (National Institute of Early Childhood Development) Singapore, khi tìm kiếm nội dung màn hình chất lượng cao, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

  • Nội dung này có giữ cho trẻ tập trung vào mục tiêu học tập, hay khiến trẻ phân tâm?
  • Các nhiệm vụ có thử thách trẻ suy nghĩ và khám phá, hay trẻ tiếp nhận nội dung một cách thụ động, thiếu động lực?
  • Nội dung có giới thiệu những khái niệm mới có ý nghĩa mà con em bạn có thể hiểu hay không?
  • Nó có cho phép bạn tương tác với con em mình, như là cùng trò chuyện về những gì đang xảy ra trên màn hình hay không?

Sử Dụng Màn Hình Cùng Nhau

Sử Dụng Màn Hình Cùng Nhau

Nếu con em bạn dành hàng tiếng một mình với một thiết bị nào đó, điều đó có thể không lành mạnh. Giao tiếp với trẻ và tìm kiếm các cách thức để trẻ tương tác xã hội rất quan trọng trong việc thực hành sử dụng màn hình một cách khỏe mạnh.

Ví dụ, khi trẻ sử dụng màn hình, hãy tham gia vào và nói chuyện với trẻ về những gì đang diễn ra trong chương trình chúng đang xem. Nếu một khái niệm mới xuất hiện, hãy tìm cơ hội để giải thích khái niệm đó với bé.

Bạn cũng có thể chọn một thời điểm để cùng tham gia vào một hoạt động màn hình với con em mình – chẳng hạn như chơi game online với chúng, hoặc cùng xem một bộ phim hoặc vở kịch. Hãy khuyến khích trẻ tiếp tục khám phá hoặc duy trì giao tiếp xã hội trực tuyến với bạn bè, như thông qua các cuộc gọi video với gia đình và bạn bè, hoặc tham gia vào một buổi học nhóm trực tuyến.

Gia Tăng Các Hoạt Động Lành Mạnh, Không Chỉ Gia Tăng Thời Gian Trước Màn Hình

Hãy cân bằng thời gian trước màn hình với các hoạt động ngoài đời thật giúp trẻ vui chơi, thư giãn và giao tiếp. Tập thể dục trong nhà, giúp đỡ việc nhà cũng như nấu ăn/làm bánh cơ bản, thực hiện một dự án thủ công, chơi trò bàn cờ, nghe sách đọc hoặc thoải mái vui chơi đều là những hoạt động thay thế lành mạnh hơn so với việc sử dụng màn hình.

Bạn cũng có thể động viên con em mình luyện tập các kỹ năng chúng học được ở trên mạng, như là nhảy múa, vẽ tranh, hoặc làm đồ thủ công từ một video hướng dẫn trực tuyến. Bố mẹ nên nhất quán và đặt ra giới hạn cho thời gian sử dụng màn hình của con em mình.

Đảm Bảo Nghỉ Ngơi Đều Đặn Không Dùng Màn Hình

Hãy tiếp tục duy trì những thói quen tốt trong việc chăm sóc sức khỏe mắt cho trẻ, như thực hiện nghỉ ngơi đều đặn và duy trì khoảng cách phù hợp từ mặt đến màn hình khi sử dụng các thiết bị số.

Đã ngày càng có nhiều bằng chứng cho rằng độ khẩn trương trong suốt quá trình làm việc với những vật ở gần, nghĩa là, đọc liên tục ở tầm nhìn gần với lượng thời gian nghỉ ngơi ít, có thể quan trọng hơn tổng số thời gian làm việc với vật ở gần trong sự phát triển của bệnh cận thị.

Như một lời hướng dẫn, hãy nhớ kỹ quy luật 20-20-20: Cứ 20 phút thì nghỉ ngơi mắt bằng cách nhìn vào một vật thể cách khoảng 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây. Nhìn vào tầm xa cho phép đôi mắt được thư giãn.

Đảm bảo khoảng cách 60 cm giữa khuôn mặt và màn hình máy tính, và 30 cm khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng.

Cố gắng tránh sử dụng màn hình 1 đến 2 tiếng đồng hồ trước giờ đi ngủ, bởi vì tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều từ màn hình có thể khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Khi chúng ta bắt đầu thích nghi với việc làm việc và học tập từ nhà, giới hạn thời gian sử dụng màn hình có thể khó khăn. Hãy hướng tới việc dành thời gian lành mạnh trước màn hình. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về hành vi hoặc cách học tập của con em mình, bạn có thể đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Executive function and screen‐based media use in preschool children. (2020, January 27). Retriever 7 May from https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/icd.2173

How Parents Should Manage Children's Screen Time During COVID-19. (2020, April 3). Retrieved 7 May from https://connect.uclahealth.org/2020/04/03/how-parents-should-manage-childrens-screen-time-during-covid-19/

Sanders, T., Parker, P.D., del Pozo-Cruz, B. et al. Type of screen time moderates effects on outcomes in 4013 children: evidence from the Longitudinal Study of Australian Children. Int J Behav Nutr Phys Act 16, 117 (2019). https://doi.org/10.1186/s12966-019-0881-7

Screen time without guilt during Covid-19. (2020, May 3). Retrieved 6 May from https://www.straitstimes.com/singapore/education/screen-time-without-guilt

Working and Learning from Home During the COVID-19 Outbreak. Retrieved 7 May from https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chest-lungs/Pages/Working-and-Learning-from-Home-During-the-COVID-19-Outbreak.aspx
Bài viết liên quan
Xem tất cả