Bạn Có Thể Ngăn ngừa Bệnh Lây Qua Đường Thực Phẩm Không?
Cập nhật lần cuối: 10 Tháng Ba 2020 | 2 phút - Thời gian đọc
Mỗi năm, các bệnh lây qua đường thực phẩm ảnh hưởng đến 1 trong 10 người trên khắp thế giới. Hầu hết các trường hợp này ở mức độ nhẹ nhưng một số có thể nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Bệnh lây qua đường thực phẩm là gì?
Bệnh lây truyền qua đường thực phẩm (Foodborne diseases) (thường được gọi là ngộ độc thực phẩm - food poisoning) là kết quả của việc tiêu thụ thực phẩm và nước bị nhiễm độc tố và hóa chất do vi khuẩn có hại và vi sinh vật tạo ra. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc này cũng có thể là kết quả của ô nhiễm môi trường, như ô nhiễm nước, đất và không khí.
Nguyên nhân gây ra bệnh lây truyền qua đường thực phẩm là gì?
Các nguyên nhân phổ biến gây nhiễm độc thực phẩm bao gồm:
Vi khuẩn – Salmonella, Listeria, Campylobacter, E.coli
Virut – Norovirus, Viêm gan A
Ký sinh trùng – Toxoplasmosis, sán dây lợn, sán dây Echinococcus, sán lá gan lớn
Hóa chất và độc tố – Aflatoxin, Xyanua (cyanide)
Ai có nguy cơ cao hơn?
Thông thường là những người có hệ thống miễn dịch đang phát triển hoặc đã suy yếu, đặc biệt:
Người lớn từ 65 tuổi trở lên
Trẻ em dưới 5 tuổi
Người có bệnh lý mãn tính hoặc đang thực hiện điều trị y tế
Phụ nữ mang thai – dễ mắc phải những vi khuẩn nhất định như Listeria.
Ngăn ngừa các căn bệnh lây truyền qua đường thực phẩm
Bạn không thể ngăn ngừa được bệnh lây qua đường thực phẩm một cách triệt để, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cỡ bằng việc áp dụng những mẹo an toàn sau đây:
1. Giữ gìn vệ sinh
Nếu bạn không có nguồn nước sạch, hãy đun sôi để đảm bảo nước uống an toàn
Giữ khu vực chế biến thưc phẩm và dụng cụ sạch sẽ
Thực hành vệ sinh cá nhân tốt
Sử dụng nguyên liệu sạch
2. Tách biệt thực phẩm sống và đã nấu
Chế biến hoặc bảo quản thực phẩm sống tách biệt với thức ăn đã nấu chín
Sử dụng thớt và dụng cụ riêng biệt cho thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín /sẵn để ăn
3. Cẩn trọng
Hãy cung cấp dụng cụ phục vụ khi chia sẻ thức ăn
Kiểm tra hạn sử dụng (“Best Before”) trước khi ăn
Ăn thực phẩm sống với sự cẩn trọng
4. Nấu kỹ
Luôn luôn nấu thịt và gia cầm ở nhiệt độ thích hợp và phục vụ khi còn nóng
Hâm nóng thức ăn thừa trên 70°C
5. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
Bảo quản thức ăn nóng trên 60°C và thức ăn lạnh dưới 5°C
Làm lạnh đồ ăn thừa một cách nhanh chóng, hoặc trong vòng 2 tiếng
Các triệu chứng
Hầu hết các bệnh lây qua đường thực phẩm đều tự khỏi, nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu trải qua:
Có máu trong chất thải hoặc phân
Hoa mắt
Sự lú lẫn
Mất nước
Chóng mặt
Tiêu chảy hơn 3 ngày
Đau thắt bụng dữ dội
Sốt trên 38.5°C
Đi tiểu không đều hoặc nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường
Không thể uống được chất lỏng
Tim đập nhanh hoặc huyết áp thấp
Cảm thấy ngứa ran ở cánh tay hoặc cơ bị yếu
People With a Higher Risk of Food Poisoning. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.cdc.gov/foodsafety/people-at-risk-food-poisoning.html
Estimating the burden of foodborne diseases. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.who.int/activities/estimating-the-burden-of-foodborne-diseases
Foodborne diseases. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.who.int/topics/foodborne_diseases/en/
Medical Definition of Foodborne disease. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=25399
Food Safety – Preventing Foodborne Illness. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=61936
When should I call my doctor about food poisoning? Retrieved on 5/2/2020 from https://www.webmd.com/food-recipes/food-poisoning/qa/when-should-i-call-my-doctor-about-food-poisoning
Leftovers and Food Safety. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/food-safety-education/get-answers/food-safety-fact-sheets/safe-food-handling/leftovers-and-food-safety/ct_index
WHO’s first ever global estimates of foodborne diseases find children under 5 account for almost one third of deaths. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.who.int/news-room/detail/03-12-2015-who-s-first-ever-global-estimates-of-foodborne-diseases-find-children-under-5-account-for-almost-one-third-of-deaths
The burden of foodborne diseases is substantial. Retrieved on 5/2/2020 from https://www.who.int/foodsafety/areas_work/foodborne-diseases/ferginfographics.pdf?ua=1
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ Daniel Wai, chuyên gia nội tiết, trò chuyện về các cách phòng tránh căn bệnh này theo kết quả từ nghiên cứu mới nhất.
Chuyên gia dinh dưỡng (dietitians) hướng dẫn chúng ta mọi lời khuyên làm thế nào để tận hưởng dịp lễ này mà không phải lo lắng về việc phá hỏng chế độ ăn uống lành mạnh của mình.
Một trong những quyết định lớn mà phụ huynh mới phải đưa ra trong giai đoạn đầu của hành trình làm cha mẹ có liên quan đến lựa chọn loại sữa nào để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh của họ. Một chuyên gia dinh dưỡng và một chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ (cho con bú) sẽ trả lời các câu hỏi của bạn.
Đây là cuốn hướng dẫn về lượng calories trong 9 loại bánh kẹo Hari Raya phổ biến, và cách bạn có thể thay đổi các nguyên liệu để có một món bánh lành mạnh hơn!