Dr Chia Stanley
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Dựa theo một quy tắc chung, bạn có thể xác định được nhịp tim tối đa của bản thân bằng cách lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn. Ví dụ, nếu bạn 50 tuổi, nhịp tim tối đa của bạn trong lúc tập thể dục sẽ là 170 nhịp/phút.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên tập thể dục với nhịp tim vượt qua con số này và vẫn cảm thấy sung sức? Liệu điều này có an toàn không?
Sức chịu đựng của nhịp tim là riêng biệt đối với mỗi cá nhân và được xác định tốt hơn thông qua kinh nghiệm, Bác sĩ Stanley Chia, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore nói.
Quy tắc 220 là một hướng dẫn chung cho việc tập luyện, nhưng, như Bác sĩ Chia giải thích, có một sự khác nhau rất lớn trong cách mọi người phản ứng với áp lực thể chất. Một số người có thể không gặp bất kỳ rắc rối nào trong việc đạt được các nhịp tim cao hơn trong lúc tập thể dục, trong khi những người khác không thể đạt được con số có được từ công thức này.
Có lẽ bạn là vị giám khảo tốt nhất cho những điều bạn có thể và không thể thực hiện, và bạn có thể ép bản thân đến mức nào trong lúc tập thể dục. Như một chỉ dẫn cho bạn, đừng tập thể dục vượt quá một mức mà bạn thấy khó khăn trong việc nói chuyện hoặc bắt đầu cảm nhận được sự đau đớn.
Nếu bạn nhận thấy nhịp tim của mình bắt đầu tăng lên trong khi thực hiện khối lượng bài tập, Bác sĩ Chia khuyến cáo, "hoặc nếu sức chịu đựng gắng sức của bạn trở nên kém đi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ."
Các bác sĩ có thể tiến hành một đợt kiểm tra với mục tiêu gắng sức tập luyện một khối lượng bài tập, trước khi các triệu chứng như khó chịu vùng ngực, thở gấp hoặc mệt lả bắt đầu xuất hiện. Trong lúc tập bài tập này, nhịp tim có thể vượt quá nhịp tim tối đa được xác định bởi quy tắc 220.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng như khó chịu vùng ngực, thở gấp, chóng mặt hoặc tim đập nhanh (cảm giác tim đập không đều) xảy ra trong lúc tập thể dục. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các bệnh nhân đều có các triệu chứng này. Một số người có thể mắc 'bệnh tim thầm lặng' mà chỉ có thể được phát hiện qua các đợt khám bệnh sử dụng hình ảnh y tế như điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT).
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc duy trì huyết áp đều đặn, thực hiện kiểm tra đường máu và kiểm tra bệnh tim, đặc biệt là nếu bạn tiếp tục lớn tuổi và có cholesterol cao. Các yếu tố khác như hút thuốc và tiểu đường cũng có thể làm gia tăng rủi ro mắc bệnh động mạch vành.
Bác sĩ Chia kết luận, "Nếu bạn lo ngại về sức khỏe tim mạch của bản thân, hoặc có bất kỳ triệu chứng đáng lo nào, bạn nên trải qua một số cuộc điều tra y khoa trước khi bắt đầu thực hiện một chế độ tập thể dục vất vả hơn."